Tết đến xuân về là khởi đầu cho một năm mới với những mong ước mới tốt đẹp. Cứ đến dịp này là người Việt Nam lại đi lễ chùa đầu năm, điều này đã dần trở thành phong tục không thể thiếu và là nét đẹp văn hóa tâm linh của mỗi người dân Việt Nam mỗi khi Tết đến, xuân về.
Việc đi lễ chùa đầu năm ở đâu cũng là niềm băn khoăn của nhiều người. Để gỡ bỏ nỗi niềm băn khoăn này, PYS Travel gợi ý cho bạn các địa điểm lễ chùa đầu năm cho khởi đầu của bạn hoàn hảo nhất!
1. Ý nghĩa của việc đi Chùa cầu tài lộc đầu năm
Từ những ngày đầu xuân năm mới, người dân cả nước lại có dịp hành hương đến các điểm du lịch tâm linh thể hiện sự thành kính lễ Phật, cầu mong cho một năm mới bình an, cầu tài lộc, và còn để tâm hồn thanh tịnh.
Theo quan niệm dân gian, đầu năm là thời điểm quan trọng nhất trong một năm, là lúc trời đất giao hòa, vạn vật khởi đầu. Do đó, việc đi chùa đầu năm được coi là một cách để con người gửi gắm những ước vọng, niềm tin với trời đất, Đức Phật, thần linh. Bằng cách sửa soạn những lễ vật, lòng thành nhất tâm hướng về cửa Phật, cầu mong sự phù hộ độ trì của các đấng bề trên để cầu cho bản thân và gia đình được mạnh khỏe, bình an, cầu tài lộc, tình duyên.
Đi chùa cầu tài lộc là nét văn hóa quen thuộc của người Việt Nam (Ảnh: Sưu tầm)
Không chỉ vậy đây cũng là dịp để mọi người gạt bỏ những lo toan, muộn phiền của năm cũ, để suy nghĩ, tâm hồn được thanh lọc, sẵn sàng cho một năm mới đầy năng lượng và khởi sắc, hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Ngoài ra, đi lễ chùa đầu năm cũng là cơ hội để mọi người hiểu biết thêm về văn hóa tâm linh đặc sắc của địa phương, hiểu biết thêm về lịch sử dân tộc.
2. Gợi ý các địa điểm lễ Chùa đầu năm - Cầu tài lộc
2.1. Đền Trần - Lễ Khai ấn được mong đợi nhất trong năm
Đền Trấn vốn nổi tiếng với Lễ Khai ấn được diễn ra từ ngày 13 đến 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội này nổi tiếng là bởi sự linh thiêng của ấn vua ban. Chỉ đêm 14 tháng giêng mới khai ấn, mà ấn phải lấy vào đúng 23-24h của ngày này mới linh thiêng nên có hàng vạn người từ khắp nơi tới vào thời gian đó để xin ấn vào đúng thời khắc đấy. Nếu may mắn xin được ấn đóng trên tấm lụa đỏ là đắc lộc, đắc thọ.
Cổng chính quần thể Đền Trần. Ảnh: Handyhuy
Đây là một trong những địa điểm lễ chùa đầu năm ở Miền Bắc linh thiêng nhất, cách Hà Nội 1 tiếng rưỡi đi xe. Những năm trở lại đây, ngày càng có nhiều du khách đổ về Nam Định những ngày đầu xuân năm mới để lễ chùa đầu năm, xin ấn, cầu tài, cầu lộc và điều này đã trở thành thói quen của họ.
2.2. Đền Bà Chúa Kho - Xin lộc rơi lộc vãi
Đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cô Mễ, xã Vũ Ninh, Bắc Ninh chỉ cách Hà Nội 33km. Ngày khai hội Bà Chúa Kho vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch. Nhiều người đến đền vào cuối năm và đầu năm bởi quan niệm đầu năm đi vay – cuối năm đi trả.
Đền Bà Chúa Kho nổi tiếng linh thiêng. (Ảnh: Vietnamnet)
Theo tương truyền, những người đi lễ chùa đầu năm ở đền để vay tiền làm ăn, buôn bán năm mới sẽ kiếm được nhiều tiền và kinh doanh thuận lợi. Điều này cũng đã trở thành phong tục quen thuộc của những người làm kinh doanh. Mọi người dù không phải là dân kinh doanh cũng lên lễ Bà Chúa Kho để vay tiền hoặc “xin lộc rơi lộc vãi”, cầu bình an, sức khỏe.
2.3. Chùa Hương – Cầu may, cầu lộc, cầu bình an
Chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội. Chùa là một trong những địa điểm lễ chùa đầu năm được nhiều người đến nhất miền Bắc vào dịp đầu xuân năm mới. Hàng năm, cứ đến những ngày lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch là hàng vạn du khách từ khắp nơi đổ về nơi đây.
Chùa Hương - Điểm tâm linh nổi tiếng. Ảnh: Sưu tầm
Quang cảnh sông núi thanh bình của chùa Hương. Ảnh: Sưu tầm
Du khách đến lễ hội chùa Hương vừa để cầu may, cầu lộc, cầu bình an cho gia đình, vừa ngồi thuyền ngắm cảnh sông núi thanh bình, hòa mình vào không khí lễ hội cùng những hoạt động văn hóa diễn ra tại nơi đây.
Tham khảo: Tour Chùa Hương - Chùa Thiên Trù - Động Hương Tích 1 ngày từ Hà Nội - Du Xuân 2025
2.4. Phủ Tây Hồ - xin lộc đồng ngân đồng xuyến
Nếu Bắc Ninh có Đền Bà Chúa kho, Nam Định có quần thể Đền Trần linh thiêng thì người dân Thủ Đô cũng có một ngôi chùa cầu tài lộc vô cùng nổi tiếng chính là Phủ Tây Hồ tại 52 Đặng Thai Mai, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội.
(Ảnh: Sưu tầm)
Phủ Tây Hồ có gian chính điện thờ Mẫu Liễu Hạnh một trong tứ bất tử dân gian Việt Nam, bên cạnh là đền thờ ban Sơn Trang gồm Chúa Sơn Trang, Bát bộ Sơn trang, thập nhị Tiên Nàng…cùng các vị chư Tiên chư Thánh.
Khách thập phương khi đến lễ Phủ thường cầu bình an cho năm mới, cầu cho vận hạn tai qua nạn khỏi, gặp được quý nhân phù hộ. Đặc biệt với người kinh doanh sẽ ghé vào ban Sơn Trang xin lộc đồng ngân đồng xuyến, được mở kho vàng kho bạc, xin trí tuệ anh thông để có những quyết định sáng suốt trong suốt 1 năm.
2.5. Chùa Vĩnh Nghiêm - lối kiến trúc đặc trưng của miền Bắc
Chùa Vĩnh Nghiêm hay còn gọi là chùa Đức La, xưa thuộc thôn Đức La, tổng Trí Yên, Phủ Lạng Giang, trấn Kinh Bắc. Ngày nay chùa thuộc địa phận hành chính của thôn Quốc Khánh, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Chùa nằm cạnh ngã ba Phượng Nhãn, nơi dòng sông Thương gặp sông Lục Nam cùng đổ xuôi về Lục Đầu Giang lịch sử, bên kia sông là đền Kiếp Bạc.
Chùa Vĩnh Nghiêm nằm trên một khuôn viên rộng thoáng với lối kiến trúc mang những nét đặc trưng của những ngôi chùa miền Bắc. Cả cái tên và kiến trúc của nó đầu lấy nguyên mẫu từ ngôi chùa gốc của Bắc Giang, là nơi trung tâm của phái Trúc Lâm Yên Tử. Nét độc đáo của ngôi chùa là tháp đa 7 tầng cao 14m được trạm trổ những hoa văn theo phong cách thời Lý – Trần.
Tham khảo: Tour Chùa Vĩnh Nghiêm - Tây Yên Tử 1 ngày từ Hà Nội - Du Xuân 2025
2.6. Chùa Tam Chúc - địa điểm du lịch tâm linh độc đáo
Chùa Tam Chúc thuộc huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam có quy mô lớn nhất Việt Nam được ví như “Vịnh Hạ Long” trên cạn. Quần thể chùa Tam Chúc là điểm du lịch tâm linh độc đáo thu hút sự quan tâm của nhiều du khách đến chiêm bái, đặc biệt vào dịp đầu xuân năm mới.
(Ảnh: Sưu tầm)
Bạn sẽ phải trầm trồ ngạc nhiên bởi khung cảnh hữu tình nơi đây, phía trước là hồ nước mênh mông, phía sau tựa vào dãy núi đá vôi hùng vĩ, đồ sộ. Không gian thanh tịnh khiến du khách khi đến đây đều có cảm giác trút bỏ mọi lo âu, muộn phiền
Kiến trúc chùa Tam Chúc đồ sộ, tráng lệ, là sự kết hợp hài hòa đồng điệu giữa quá khứ và hiện đại, được tu bổ và xây dựng bởi nhiều thợ thủ công lành nghề của Phật Giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo. Ngôi chùa Tam Chúc hiện nay được xây dựng trên nền ngôi chùa cổ có niên đại gần 1000 năm. Bởi vậy đây là điểm đến lý tưởng nếu bạn muốn đi chùa đầu năm cầu an, cầu may mắn.
Tham khảo: Tour Chùa Tam Chúc - Chùa Địa Tạng Phi Lai 1 ngày từ Hà Nội - Du Xuân 2025
2.7. Chùa Yên Tử - Cầu may
Chùa Yên tử nằm trên núi Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng không chỉ những ngày đầu xuân năm mới mà tất cả các khoảng thời gian trong năm đều đông đúc du khách đến.
Du khách đến chùa Yên Tử cầu may. Ảnh: Paul Vo
Chùa Đồng Yên Tử. Ảnh: chu toan
Lễ hội Yên Tử được tổ chức tại khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử khai hội vào ngày mùng 10 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Ngôi chùa này nổi tiếng linh thiêng và có một cảnh quan kỳ vĩ. Du khách đến với lễ hội đều cầu mong những điều tốt đẹp, cầu tài lộc, cầu may. Nơi đây rất phù hợp cho những người muốn vừa lễ chùa đầu năm ở miền Bắc, vừa đi du xuân đầu năm.
Tham khảo: Tour Chùa Ba Vàng - Yên Tử 1 ngày từ Hà Nội - Du Xuân 2025
2.8. Chùa Bái Đính – Cầu tài lộc linh thiêng
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa lớn nhất Việt Nam nằm trong quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình. Cách Hà Nội khoảng 100km, đây là điểm lễ chùa đầu năm ở miền Bắc thu hút nhiều du khách vào những ngày Tết đến cầu tài lộc.
Chùa Bái Đính hùng vĩ giữa chốn thanh yên. Ảnh: Nguyen Trieu Cam
Điện Tam Thế trong chùa Bái Đính. Ảnh: Ryl Pham
Lễ hội chùa Bái đính diễn ra từ chiều ngày mùng 1 Tết, khai mạc vào mùng 6 Tết và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Đến với chùa những ngày xuân, du khách sẽ được tham gia vào lễ hội với những nghi lễ và những trò chơi dân gian đặc sắc. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được tham quan cảnh ngôi chùa rộng nhất Việt Nam và những thắng cảnh nổi tiếng ở Ninh Bình.
Tham khảo: Tour chùa Bái Đính - Tràng An - Hang Múa 1 ngày từ Hà Nội - Du Xuân 2025
2.9. Chùa Dâu – Cầu gì được nấy
Chùa Dâu là ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, chùa còn được gọi là Diên Ứng tự (tức cầu gì được nấy). Chùa nằm ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30km. Nếu bạn muốn đi địa điểm lễ chùa đầu năm gần Hà Nội thì đây là một địa điểm lý tưởng.
Tháp nằm ở chính giữa chùa Dâu. Ảnh: Quang Nguyen Van
Hội Dâu hàng năm mở vào ngày 17 tháng Giêng âm lịch tại làng Dâu. Phật tử đến chùa thường cầu cho mưa thuận gió hòa và có một năm mới thuận lợi. Ngoài ra, Bắc Ninh là một nơi có nhiều đền chùa nổi tiếng mà bạn có thể tham quan như chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích, chùa Tiêu và chùa Dạm.
2.10. Chùa Ba Vàng – Không chỉ linh thiêng
Chùa Ba Vàng nằm ở phố Tây thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Nằm ở độ cao 340m so với mực nước biển, ngôi chùa có mạch phong thủy từ ngôi chùa linh thiêng của đỉnh Yên Tử – Chùa Đồng với phong cảnh núi rừng hòa quyện tuyệt đẹp xung quanh.
Chùa Ba Vàng với chính điện lớn nhất Việt Nam. Ảnh: chuabavang.com.vn
Vào ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm là ngày diễn ra lễ hội chùa Ba Vàng. Ngày này thu hút nhiều du khách thập phương tới lễ chùa đầu năm và tham quan cảnh đẹp quanh chùa.
Bạn đã quyết định mình sẽ đến địa điểm lễ chùa cầu tài lộc đầu năm nào hay chưa? Nếu rồi thì hãy xếp lịch khởi hành ngay thôi Tết sắp đến rồi!
Tham khảo tour du xuân đang HOT của PYS Travel:
Chùm tour Du xuân - Lễ chùa đầu năm 2025
Tour du lịch Du xuân năm mới 2025
Bản Quyền Hình Ảnh:
PYS Travel luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ về tác phẩm nhiếp ảnh, ảnh chụp của các cá nhân và tổ chức. Chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực liên hệ với tất cả các tác giả có ảnh được sử dụng để xin sự cho phép sử dụng ảnh. Nếu có sự sơ suất hay thiếu sót nào, chúng tôi xin được gửi lời xin lỗi tới các tác giả, chủ sở hữu hình ảnh. Các anh/chị cũng vui lòng gửi phản hồi lại cho PYS Travel: https://pystravel.vn/ban-quyen-hinh-anh