Ghé thăm Chùa Bái Đính - Danh thắng tâm linh lớn nhất Đông Nam Á

10:48 07/01/2025


Ghé thăm Chùa Bái Đính - Danh thắng tâm linh lớn nhất Đông Nam Á

Chùa Bái Đính là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng thu hút rất nhiều du khách khi đến với Ninh Bình. Ngôi chùa cổ Bái Đính này không chỉ là một nơi linh thiêng mà còn nổi bật với kiến trúc đậm chất Phật giáo Việt Nam và sở hữu nhiều kỷ lục quốc gia. Hãy cùng PYS Travel khám phá hành trình đầy mới mẻ, thú vị khi tới với ngôi chùa nổi tiếng này nhé.

Nhắc đến những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Cố Đô chắc chắn không thể bỏ qua chùa Bái Đính - một địa điểm du lịch tâm linh với phong cách kiến trúc độc đáo cùng nhiều kỷ lục mà chưa một ngôi chùa nào tại Việt Nam có được. Nhìn bằng mắt thường bạn cũng đã thấy choáng ngợp trước sự đồ sộ của công trình Phật giáo này. 

1. Đôi nét giới thiệu chùa Bái Đính

Nhắc tới điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nhất Ninh Bình chắc chắn không thể bỏ qua chùa Bái Đính. Du lịch chùa Bái Đính được rất nhiều du khách thập phương lựa chọn, nhất là trong thời điểm đầu năm mới. 

1.1. Chùa Bái Đính thuộc tỉnh nào?

Được biết đến là quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á, chùa Bái Đính nằm trên đỉnh núi Bái Đính, thuộc tỉnh Ninh Bình.

Địa chỉ Chùa Bái Đính: ở xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, cách trung tâm Hà Nội khoảng 97km, cách cố đô Hoa Lư 5km về phía Tây Bắc và cách thành phố Ninh Bình 12km. 

chùa bái đính tại ninh bình

Chùa Bái Đính Ninh Bình là mộ trong những ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á (Ảnh: sưu tầm)

Khuôn viên của chùa rộng lớn, với tổng diện tích chùa Bái Đính là 539 ha, còn đọng lại vẻ đẹp và dấu ấn phát triển qua từng thời kỳ lịch sử. Vậy bạn đã biết chùa Bái Đính ở tỉnh nào chưa? Tọa lạc tại cố đô Ninh Bình với 27 ha là diện tích của khu chùa Bái Đính cổ, ghi chép lại những dấu tích của quá khứ, trong khi 80 ha thuộc khu chùa Bái Đính mới, thể hiện sự hiện đại và sáng tạo trong kiến trúc đền chùa. 

chùa bái đính tại ninh bình

Khuôn viên rộng lớn tại chùa Bái Đính (Ảnh: Văn Phùng)

Nơi đây không chỉ thu hút du khách bởi vẻ đẹp tâm linh mà còn là điểm đến lý tưởng cho những chuyến du xuân đầu năm. Hàng năm, chùa Bái Đính tự hào chào đón hàng vạn phật tử, tạo nên một không gian linh thiêng và trang nghiêm, nơi mà tâm hồn con người được an bình và tìm kiếm sự kết nối với tâm linh.

1.2. Lịch sử chùa Bái Đính

Hơn 1000 năm trước, tại kinh đô Hoa Lư ở Ninh Bình, có ba triều đại Vua đã nối tiếp nhau ra đời, bao gồm nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý. Tất cả ba triều đại này đều thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối với đạo Phật và coi đạo Phật là Quốc giáo. Do đó, Ninh Bình trở thành nơi có nhiều chùa cổ, trong đó có chùa Bái Đính, nằm trên dãy núi Tràng An. Chùa được hình thành từ thời Đinh, nhưng vẫn giữ lại nhiều chi tiết kiến trúc và cổ vật mang đậm dấu ấn của thời Lý.

lịch sử hình thành chùa bái đính

Chùa Bái Đính đã có lịch sử từ hàng trăm năm (Ảnh: sưu tầm)

Chùa đặt mình trên vùng đất hội tụ đầy đủ các yếu tố địa linh nhân kiệt theo quan niệm dân gian Việt Nam, được xem là đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần. Núi chùa cổ Bái Đính từng là nơi Đinh Tiên Hoàng Đế lập đàn tế trời cầu mưa thuận gió hòa, và vua Quang Trung cũng chọn đây để tổ chức lễ tế cờ động viên quân sĩ trước khi tiến vào Thăng Long đại phá quân Thanh.

lịch sử hình thành chùa bái đính

Chùa Bái Đính gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử hào hùng (Ảnh: sưu tầm)

Cho đến năm 1997, chùa Bái Đính đã được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa – cách mạng cấp quốc gia. Với những đặc điểm độc đáo và linh thiêng như vậy, mỗi năm chùa thu hút một lượng lớn du khách và Phật tử đến thăm. Nếu có cơ hội, hãy đến và trải nghiệm vùng đất nhân kiệt này.

1.3. Kiến trúc chùa Bái Đính

Đến thời thời nay, quần thể chùa Bái Đính gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới được xây dựng từ năm 2003. Nằm vững trên sườn núi, toàn cảnh chùa Bái Đính hiện hữu như bức tranh tuyệt vời trôi bồng bềnh mặt hồ xanh ngắt và giữa những ngọn núi đá hùng vĩ. Đặc biệt, chùa tọa lạc ấn tượng nằm ngay ở cửa ngõ phía tây vào cố đô Hoa Lư. Với niên đại hơn 1000 năm, kiến trúc của chùa đậm chất cổ kính, lưu giữ những nét đẹp nguyên sơ từ thời xa xưa. Dù khu chùa mới được xây dựng với nét hiện đại hơn, hoành tráng và đồ sộ, nhưng vẫn duy trì sự hài hòa với truyền thống.

kiến trúc xây dựng chùa bái đính

Chùa Bái Đính gồm nhiều di tích thắng cảnh khác nhau (Ảnh: sưu tầm)

Nhìn chung, kiến trúc của Bái Đính không chỉ là một biểu tượng đặc sắc của chùa cổ tại Việt Nam mà còn đại diện cho sự quy chuẩn và tráng lệ. Đặc biệt, khu chùa mới được xây dựng mang đến cho khách thăm quan những kiệt tác kiến trúc đồ sộ và đầy ấn tượng. Mái chùa chính điện là một trong những điểm nhấn vô cùng quan trọng của Bái Đính, thu hút sự chú ý bởi vẻ đẹp tinh xảo. Với kiểu dáng ấn tượng bao gồm 3 tầng và 12 mái cong hình đầu đao. Mỗi mái được lợp bằng ngói hình mũi hài truyền thống, tạo nên một diện mạo vô cùng trang nghiêm và đẹp mắt. 

kiến trúc xây dựng chùa bái đính

Bái Đính là ngôi chùa nằm giữ không gian núi rừng (Ảnh: VNExpress)

Bậc thềm cửa chùa được trang trí bằng những hình ảnh rồng đá, mang đậm phong cách kiến trúc thời Lý, tăng thêm sự quyền uy cho tòa chính điện. Ngoài ra, sân đá rộng lớn từ bậc thềm nhìn thẳng xuống giếng ngọc, tạo nên một không gian linh thiêng và ấn tượng. Sự kết hợp hài hòa giữa những yếu tố kiến trúc truyền thống và sự độc đáo của Bái Đính làm cho nơi này trở thành một điểm đến không chỉ thu hút tín đồ Phật tử mà còn là địa điểm lý tưởng cho những người thích thưởng ngoạn kiến trúc và nghệ thuật.

2. Thời điểm đẹp nhất để ghé thăm chùa Bái Đính

Mùa nào cũng là thời điểm phù hợp để thăm chùa Bái Đính Tràng An. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm đi chùa Bái Đính thì từ tháng 1 - tháng 3 âm lịch, khi thời tiết mùa xuân mang đến không khí ấm áp, là thời điểm lý tưởng để khám phá Bái Đính Tràng An. Bạn có thể tận hưởng không gian xuân với vẻ đẹp tự nhiên, tham gia lễ chùa để cầu may, cùng tham dự các lễ hội quan trọng diễn ra ở cả khu vực Tràng An và Bái Đính.  Lễ hội diễn ra từ ngày 10/1 - tháng 3 âm lịch, đem đến cho du khách một trải nghiệm đặc sắc với những nghi thức tôn giáo, các hoạt động văn hóa và lễ hội truyền thống.

thời điểm đẹp ghé thăm chùa bái đính

Mùa xuân là thời điểm lễ chùa Bái Đính nhộn nhịp nhất (Ảnh: sưu tầm)

Tuy nhiên, đây cũng là mùa du lịch và lễ hội khiến lượng khách du lịch tăng đột biến, gây ra tình trạng quá tải và đông đúc, khiến cho không khí trở nên hối hả và ồn ào. Do đó, nếu bạn không muốn phải đối mặt với sự chen lấn và ồn ào, bạn có thể lựa chọn thời gian khác trong năm để thăm quan chùa Bái Đính. Từ tháng 3 âm lịch trở đi là lúc không chỉ thời tiết mát mẻ mà còn không gian yên tĩnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tận hưởng vẻ đẹp tâm linh và kiến trúc độc đáo của nơi này.

3. Hướng dẫn cách di chuyển tới chùa Bái Đính

Để đến được địa chỉ Chùa Bái Đính, có nhiều phương tiện di chuyển mà bạn có thể linh động chọn lựa như sau:

Đi xe máy: Nếu bạn đang có kế hoạch du lịch chùa Bái Đính mà tiết kiệm chi phí, bạn có thể tự lái xe máy đến Ninh Bình. Đường đi chùa Bái Đính khá đơn giản. Hãy di chuyển theo Quốc lộ 1A đến trung tâm thành phố Ninh Bình. Từ thành phố Ninh Bình đi chùa Bái Đính cách khoảng 12km, đường đi khá dễ dàng. Bạn có thể tuân theo biển chỉ dẫn để đến Bái Đính hoặc hỏi người dân địa phương hoặc đi theo Google Maps.

cách di chuyển tới chùa bái đính

Có rất nhiều cách di chuyển tới chùa Bái Đính (Ảnh: sưu tầm)

Đi xe khách: Nếu bạn chọn phương tiện công cộng đi từ Hà Nội, bạn có thể bắt các chuyến xe khách từ Hà Nội đi chùa Bái Đính - Ninh Bình từ các bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình. Giá vé thường khoảng 70.000 - 80.000 VNĐ/người. Khi đến bến xe Ninh Bình, bạn có thể chuyển sang xe bus hoặc sử dụng dịch vụ taxi với giá khoảng 130.000 VNĐ/lượt để đến khu chùa Bái Đính. 

Đi tàu hỏa: Nếu bạn muốn trải nghiệm ngắm cảnh ở dọc đường đi Bái Đính, bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng tàu hỏa. Tàu khởi hành tàu tại ga Hà Nội và xuống ở ga Ninh Bình, sau đó tiếp tục bằng xe bus hoặc taxi đến Bái Đính. Giá vé tàu thường dao động từ 70.000 - 120.000 VNĐ/người, phụ thuộc vào hạng chỗ ngồi và thời điểm bạn chọn

Vì tổng khuôn viên quần thể Chùa Bái Đính rất rộng nên khi đến đây, du khách có thể lựa chọn đi xe điện. Bạn sẽ đợi xe tại khu vực nhà chờ, sau đó di chuyển 3.5km đường nhựa để đến thẳng cổng Tam Quan Chùa Bái Đính. 

4. Top những địa điểm tham quan nổi tiếng tại chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính là một không gian tâm linh rộng lớn với nhiều di tích, địa điểm nổi tiếng bao gồm khu chùa Bái Đính cũ và Bái Đính mới mà du khách có thể ghé thăm và dâng hương lễ chùa. Dưới đây là top những địa điểm nổi tiếng mà bạn nên tham quan khi tới với chùa Bái Đính

4.1. Chùa Bái Đính cổ

Chùa Bái Đính cổ (Bái Đính cổ tự) nằm cách điện Tam Thế của khu chùa mới khoảng 800m về phía nam. Khu chùa này quay hướng chính tây, nằm gần trên đỉnh của một vùng rừng núi khá yên tĩnh, gồm có một nhà tiền đường ở giữa, rẽ sang bên phải là hang sáng thờ Phật, rồi đến đền thờ thần Cao Sơn ở sát cuối cửa sau của hang sáng; rẽ sang bên trái là đền thờ thánh Nguyễn rồi đến động tối thờ mẫu và tiên. 

ngôi chùa bái đính cổ

Chùa Bái Đính cổ "thu mình" giữa núi rừng đại ngàn (Ảnh: sưu tầm)

Nơi đây nằm ở vùng đất hội tụ đầy đủ yếu tố nhân kiệt theo quan niệm dân gian Việt Nam, đó là đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần. Mặc dù khu chùa có lịch sử hình thành từ thời Đinh với đền thờ Cao Sơn trấn tây Hoa Lư tứ trấn nhưng chùa Bái Đính cổ có nhiều chi tiết kiến trúc và cổ vật mang dấu ấn đậm nét của thời Lý.

4.2. Hang Sáng - Động Tối

Lên thăm hang động ở núi chùa Bái Đính phải bước trên 300 bậc đá, qua cổng tam quan ở lưng chừng núi. Lên hết dốc là tới ngã ba: bên phải là hang sáng thờ Phật và Thần, bên trái là động tối thờ Mẫu và Tiên. Phía trên cửa hang sáng có 4 chữ đại tự “Minh Đỉnh Danh Lam” khắc trên đá do Lê Thánh Tông ban tặng có nghĩa là: “Lưu danh thơm cảnh đẹp”. 

hang sáng động tối tại chùa bái đính

Hang Sáng - Động Tối chỉ có tại chùa Bái Đính (Ảnh: sưu tầm)

Động dài 25m, rộng 15m, cao trung bình là 2m, nền và trần của động bằng phẳng. Động Tối lớn hơn hang Sáng, gồm 7 buồng, có hang trên cao, có hang ở dưới sâu, các hang đều thông nhau qua nhiều ngách đá, có hang nền bằng phẳng, có hang nền trũng xuống như lòng chảo, có hang trần bằng, có hang được tạo hóa ban tặng cho một trần nhũ đá rủ xuống muôn hình vạn trạng. Trong động tối có giếng ngọc tạo thành do nước lạnh từ trần động rơi xuống. Các vị Tiên được thờ ở nhiều ngách trong động.

4.3. Đền thờ thánh Nguyễn

Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không là người sáng lập chùa Bái Đính. Ông là một thiền sư, pháp sư tài danh được vua phong Quốc sư và nhân dân tôn sùng gọi là đức thánh Nguyễn. Khu vực núi Đính nằm cách quê hương đức thánh Nguyễn Minh Không 4 km. Tương truyền khi ông đến đây tìm cây thuốc chữa bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông đã phát hiện ra các hang động đẹp liền dựng chùa thờ Phật và tạo dựng một vườn thuốc quý để chữa bệnh cho dân. 

đền thờ thánh nguyễn tại chùa bái đính

Đền thời Thánh Nguyễn vẫn giữ nguyên kiến trúc xây dựng xa xưa (Ảnh: sưu tầm)

Đền thánh Nguyễn nằm ngay tại ngã ba đầu dốc, xây theo kiểu tựa lưng vào núi, trong đền có tượng của ông được đúc bằng đồng. Ông đã học hỏi, sưu tầm những kiến thức y học dân gian, hàng ngày tìm thuốc trong vườn Sinh Dược mà trở thành danh y, chữa bệnh lạ cho Vua, sưu tầm và phục hưng nghề đúc đồng – tinh hoa của văn minh Đông Sơn - văn minh Việt cổ mà trở thành tổ sư nghề đúc đồng. Ông khó công tầm sư học đạo, để từ một nhà sư ở từ phủ Tràng An ra kinh thành làm Quốc sư, đứng đầu hàng tăng ni trong nước, danh vọng và đạo pháp đạt đến đỉnh cao. 

4.4. Đền thờ thần Cao Sơn

Đi hết hang sáng có một lối dẫn xuống sườn thung lũng của rừng cây sưa là đền thờ thần Cao Sơn, vị thần cai quản vùng núi Vũ Lâm. Đinh Bộ Lĩnh từ thuở còn hàn vi đã được mẹ đưa vào sống cạnh đền sơn thần trong động. Khi xây dựng kinh đô Hoa Lư, Đinh Tiên Hoàng Đế cũng cho xây dựng 3 ngôi đền để thờ các vị thần trấn giữ ở 3 vòng thành mà dân gian gọi là Hoa Lư tứ trấn Theo đó, thần Thiên Tôn trấn giữ cửa ngõ vào vòng thành phía Đông, thần Quý Minh trấn giữ cửa ngõ vào thành Nam và thần Cao Sơn trấn giữ cửa ngõ vào vòng thành phía Tây. 

đền thờ thần cao sơn tại chùa bái đính

Đền thời thần Cao Sơn đã được xây dựng lâu đời (Ảnh: sưu tầm)

Ngôi đền thần Cao Sơn hiện tại được tu tạo có kiến trúc gần giống với đền Thánh Nguyễn, cũng xây tựa lưng vào núi, có hành lang ngăn cách với thung lũng ở phía trước. 

4.5. Giếng ngọc

Giếng ngọc là một trong những biểu tượng hình ảnh chùa Bái Đính cổ nằm gần chân núi Bái Đính. Tương truyền đây là nơi thiền sư Nguyễn Minh Không đã lấy  n­ước để sắc thuốc chữa bệnh cho dân và chữa bệnh cho Vua Lý Thần Tông.

giếng ngọc tại chùa bái đính

Giếng ngọc là biểu tượng linh thiêng đặc trưng tại chùa Bái Đính (Ảnh: sưu tầm)

Giếng xây lại hình mặt nguyệt, rất rộng, có đường kính 30m, độ sâu của n­ước là 6 m, không bao giờ cạn n­ước. Miệng giếng xây lan can đá. Khu đất xung quanh giếng hình vuông, có diện tích 6.000 m², 4 góc là 4 lầu bát giác.

Tham khảo ngay tour du xuân chùa Bái Đính của PYS Travel: 

Tour chùa Bái Đính - Tràng An - Hang Múa 1 ngày từ Hà Nội - Du Xuân 2025

4.6. Tháp Chuông Bái Đính

Tháp được xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ, mang kiến trúc mô phỏng theo phong cách của các tháp chuông xưa. Tháp chuông này có ba tầng mái, mỗi tầng mái gồm tám mái ghép, tổng cộng là 24 mái với 24 đầu đao cong vút lên. Bên trong tháp treo một quả chuông nặng 36 tấn, được công nhận là “Đại hồng chung lớn nhất Việt Nam”. 

tháp chuông chùa bái đính

Tháp chuông chùa Bái Đính với kiến trúc mái vòng xưa cũ (Ảnh: sưu tầm)

Phía dưới quả chuông đồng này, có một chiếc trống đồng lớn nặng 70 tấn đặt trên nền tháp chuông. Âm thanh mạnh mẽ của chuông chùa Bái Đính vang xa, thể hiện sức mạnh tâm linh của Phật.

4.7. Tượng phật Di Lặc

tượng phật di lặc tại chùa bái đính

Tượng phật Di Lặc chùa Bái Đính là tượng đồng lớn nhất Việt Nam (Ảnh: sưu tầm)

Đây là bức tượng lớn nhất Việt Nam với trọng lượng khoảng 80 tấn và chiều cao 10m, được đặt trên đỉnh một ngọn núi chùa Bái Đính tương đối cao. Từ vị trí này, bạn có thể tận hưởng vẻ đẹp toàn cảnh của chùa Bái Đính từ phía dưới.

4.8. Hành lang La Hán

hành lang la hán

Dãy hành lang với 500 tượng La Hán là đặc trưng của chùa Bái Đính (Ảnh: sưu tầm)

Nơi không thể bỏ qua khi thăm chùa Bái Đính là hành lang La Hán, một công trình độc đáo bao gồm 234 gian nối liền hai đầu Tam Quan. Hành lang này có chiều dài đáng kinh ngạc lên đến 1052m, với 500 bức tượng của các vị La Hán được điêu khắc từ đá xanh nguyên khối, mỗi tượng nặng khoảng 4 tấn. Mỗi vị La Hán được thể hiện qua hình ảnh với dáng vẻ khác nhau, miêu tả sự sống trần thế.

4.9. Điện Pháp chủ

Điện Pháp Chủ được xây dựng theo kiến trúc của chùa Tam Thế với hai tầng mái cong. Có tổng cộng năm gian trong điện Pháp Chủ, trong đó gồm một gian trung đường ở giữa và hai gian ở hai bên. Gian trung đường có chiều dài là 13,50 mét, trong khi mỗi gian ở hai bên có chiều dài là 8,13 mét. 

điện pháp chủ tại chùa bái đính

Điện Pháp chủ có kiến trúc tương đối rộng lớn (Ảnh: sưu tầm)

Bên trong điện, có Pho tượng Thích Ca Mâu Ni ngồi trên toà sen và niệm hoa sen, được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam cấp bằng “Xác nhận kỷ lục về Pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam”, được xác nhận vào ngày 04 tháng 5 năm 2006.

4.10. Điện tam thế

Tòa Tam Thế cũng xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ, có 3 tầng mái uốn cong, gồm 12 mái ở bốn phía. Tất cả các mái được uốn cong, lợp bằng ngói men ống Bát Tràng màu nâu sẫm. Trong điện Tam Thế đặt 3 pho t­ượng Tam Thế Phật bằng đồng cao 7.2 m, nặng 50 tấn. Được xác nhận kỷ lục: “Ngôi chùa có bộ tượng Tam Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam”.

điện tam thế tại chùa bái đính

Điện Tam Thế sở hữu 3 tượng đồng lớn nhất Việt Nam (Ảnh: sưu tầm)

Từ sân, có hai lối lên tòa Tam Thế chùa Bái Đính, mỗi lối rộng 8m, gồm 32 bậc đá theo độ cao từ sân lên đến hiên là 4m. Giữa hai lối lên còn làm một phù điêu đá hình vuông mỗi chiều 10m, có diện tích 100m2 được ghép bằng nhiều phiến đá có độ dày 0,2m. Bức phù điêu đá lớn này chạm khắc tứ linh.

5. Khám phá lễ hội nổi tiếng tổ chức tại chùa Bái Đính

Lễ hội tại chùa Bái Đính là một sự kiện lễ hội xuân diễn ra từ chiều mùng 1 Tết đến ngày mùng 6 Tết và kéo dài đến hết tháng 3, đánh dấu sự bắt đầu của chuỗi lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Bên cạnh những ngày lễ đặc biệt, du khách du xuân đầu năm miền Bắc đến tham quan chùa cũng có cơ hội trải nghiệm các hoạt động văn hóa của lễ hội.

lễ hội chùa bái đính

Lễ hội chùa Bái Đính thu hút số lượng khách du lịch tham gia (Ảnh: Báo Ninh Bình)

Lễ hội chùa Bái Đính được chia thành hai phần chính. Phần lễ bao gồm các nghi thức thắp hương thờ Phật, kính nhớ công đức của Thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế thần Cao Sơn và chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn. Khởi đầu bằng nghi thức rước kiệu với bài vị thờ Thần Cao Sơn, Đức Thánh Nguyễn và Bà chúa Thượng Ngàn từ khu chùa cổ đến khu chùa mới, phần hội của lễ hội bao gồm các trò chơi dân gian, thăm thú hang động, ngắm cảnh chùa, cùng việc thưởng thức nghệ thuật hát Chèo và Xẩm đất Cố đô. Phần sân khấu hóa thường do Nhà hát Chèo Ninh Bình thực hiện, tái hiện lễ đăng đàn xã tắc của Đinh Tiên Hoàng Đế và lễ tế cờ của Vua Quang Trung trên núi Đính trước giờ xung trận.

lễ hội chùa bái đính

Lễ hội mang đến nhiều nét đẹp văn hóa lâu đời (Ảnh: sưu tầm)

Với ưu điểm của quần thể chùa rộng lớn, lễ hội chùa Bái Đính thu hút đông đảo du khách tham gia. Nhờ những điểm kết nối với các vị vua như Đinh Tiên Hoàng, Quang Trung, Lê Thánh Tông và tín ngưỡng thờ thánh Nguyễn, thần Cao Sơn, Bà chúa thượng ngàn, lễ hội không chỉ thể hiện sự sùng bái tự nhiên mà còn thấu hiểu và kết hợp tín ngưỡng của đạo Phật, đạo Mẫu và Nho giáo.

6. Tìm hiểu phong tục sắm lễ đi lễ chùa tại chùa Bái Đính

Với những du khách thắc mắc đi chùa Bái Đính cần chuẩn bị những gì? Tốt nhất bạn nên tự sắm lễ trước tại nhà để tránh bị giá cả cao vào các dịp cao điểm và lễ lớn tại chùa Bái Đính. Mua sắm trước sẽ giúp tránh khỏi việc bị các tiểu thương tăng giá đáng kể khi mua đồ lễ trực tiếp tại cổng chùa, đặc biệt là vào những đợt lễ. 

Có nhiều người tin rằng việc mua sắm lễ vật nhiều sẽ mang lại nhiều may mắn, cầu được ước thấy. Tuy nhiên, khi sắm lễ để đi chùa, du khách không cần thiết phải sắm lễ “mâm cao cỗ đầy” mà cần tuân theo một số những quy định cụ thể mà người hành lễ nên lưu ý.

dâng lễ tại chùa bái đính

Hãy chú ý chuẩn bị lễ phù hợp khi dân lễ chùa Bái Đính (Ảnh: sưu tầm)

- Lễ chay: Khi sắm lễ cúng Phật, du khách chỉ cần dâng hương và chuẩn bị lễ chay, bao gồm hương, quả tươi, hoa tươi, kẹo, chè, nước và các loại lễ khác.
- Lễ mặn: Việc sắm lễ mặn như: thịt lợn, trâu, gà, bò, giò, và rượu, thường chỉ được chấp nhận khi đặt lễ tại ban có thờ tự của các vị Thánh, Mẫu, và Đức Ông. Bởi đồ lễ có thịt là những vật phẩm chỉ nên được dâng tại ban thờ của các vị thần, cấm kỵ dâng đặt lễ mặn tại khu vực Phật điện, vì đây là nơi thờ tự chính của chùa. 
- Lễ cầu duyên: Nếu du khách sắm lễ cầu duyên thì cần chuẩn bị bao gồm trầu cau, hoa hồng đỏ tươi, bánh kẹo, xôi trắng hoặc bánh chưng, một khoanh giò chả, rượu trắng, và tiền vàng và cũng chỉ được đặt lễ tại ban Thánh, Mẫu, và Đức Ông.
- Tiền đặt ban thờ: Du khách cũng không nên mua tiền vàng mã hoặc tiền âm phủ để dâng cúng lễ Phật, Chư Bồ Tát và Thánh Hiền tại chùa. Chỉ nên đặt tại ban thờ của các vị Thánh, Mẫu, và Đức Ông. Tiền thật cũng không được đặt lên hương án của chính điện, mà nên đặt vào hòm công đức được đặt tại chùa. 
- Hoa lễ: Đối với khi mua hoa, chỉ nên chọn các loại hoa tươi. Ví dụ có thể chọn các loài hoa như hoa huệ, hoa sen, hoa cúc, hoa mẫu đơn…, tránh các loại hoa dại hay hoa nước ngoài.

7. Một số lưu ý quan trọng khi tới thăm chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính là một địa điểm du lịch hấp dẫn, tuy nhiên, để có một chuyến đi trọn vẹn, bạn cũng cần chú ý đến những vấn đề sau đây:

Trang phục: Khi đi lễ chùa Bái Đính, bạn nên lựa chọn trang phục phù hợp,tôn trọng không gian tâm linh và văn hóa tại đây. Trang phục nên mặc đồ lịch sự, màu sắc nhẹ nhàng, tránh mặc quá gợi cảm như áo ngắn, hở vai, váy hay quần ngắn. Hạn chế mang theo các vật dụng che đầu như nón, mũ trùm đầu, để không làm mất tôn trọng trong không gian tâm linh của chùa. Trong các không gian linh thiêng, như hành lang của chùa, quy trình tháo giày là bắt buộc để bảo vệ sự linh thiêng của nơi đó. Bạn cũng có thể lựa chọn mặc áo dài hoặc trang phục truyền thống Việt Nam để thể hiện sự tôn trọng đối với văn hóa và truyền thống.

trang phục khi đi lễ chùa bái đính

Trang phục kín đáo là điều bắt buộc khi đi lễ chùa Bái Đính (Ảnh: sưu tầm)

Chỗ lưu trú: Khi bạn dự định du lịch chùa Bái Đính, đặc biệt là trong các dịp lễ hội và kỳ nghỉ. Để tránh tình trạng hết chỗ hoặc không có chỗ ở phù hợp với nhu cầu của bạn, bạn nên đặt phòng trước  qua các kênh đặt phòng trực tuyến, hoặc liên hệ trực tiếp với các khách sạn, nhà nghỉ, hoặc khu nghỉ dưỡng xung quanh khu vực chùa.

Chỗ ăn: Khi du lịch đến chùa Bái Đính, du khách việc lựa chọn chỗ ăn đáp ứng tiêu chí vệ sinh và an toàn thực phẩm, chọn những nơi có không gian sạch sẽ, đủ chỗ cho nhóm đông, thực đơn phong phú, đa dạng và có các món ăn đặc sản địa phương.

Chuyến du lịch lễ chùa đầu năm tại Chùa Bái Đính của không chỉ là dịp để khám phá vẻ đẹp tâm linh của Việt Nam mà còn là cơ hội để du khách trải nghiệm sự hòa mình vào văn hóa độc đáo và thư giãn giữa thiên nhiên tươi đẹp. Hãy để PYS Travel mang đến cho bạn một hành trình không chỉ đầy đủ tiện ích mà còn là trải nghiệm du lịch đáng nhớ.

Tham khảo ngay tour du xuân chùa Bái Đính của PYS Travel: 

Tour chùa Bái Đính - Tràng An - Hang Múa 1 ngày từ Hà Nội - Du Xuân 2025

Tham khảo tour du xuân của PYS Travel:

Chùm tour Du xuân Lễ chùa đầu năm 2025

Tour du lịch Du xuân Lễ chùa đầu năm mới 2025

Bản Quyền Hình Ảnh:

PYS Travel luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ về tác phẩm nhiếp ảnh, ảnh chụp của các cá nhân và tổ chức. Chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực liên hệ với tất cả các tác giả có ảnh được sử dụng để xin sự cho phép sử dụng ảnh. Nếu có sự sơ xuất hay thiếu sót nào, chúng tôi xin được gửi lời xin lỗi tới các tác giả, chủ sở hữu hình ảnh. Các anh/chị cũng vui lòng gửi phản hồi lại cho PYS Travel: https://pystravel.vn/ban-quyen-hinh-anh 

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng Ký Nhận Ưu Đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn