Đầu năm nên đi chùa ngày nào? Những ngày tốt để cầu an, cầu tài

11:15 13/01/2025


Đầu năm nên đi chùa ngày nào? Những ngày tốt để cầu an, cầu tài

Nét đẹp văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam là đi chùa vào đầu năm mới. Đây là thời điểm con người tìm về sự thanh tịnh, bình an trong tâm hồn, cầu mong những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình. Vậy đầu năm nên đi chùa ngày nào là đẹp nhất? Cùng PYS Travel khám phá ngay trong bài viết dưới đây.

I. Ý nghĩa đi lễ chùa đầu năm - Nét đẹp văn hóa của người Việt  

Trong tâm thức người Việt từ bao đời nay, Tết không chỉ mang ý nghĩa của việc tiễn đưa năm cũ, chào đón năm mới, mà còn mang đậm nét tâm linh, tín ngưỡng. Ngoài tục lệ cúng gia tiên, người dân thường tìm về các đền, chùa để cầu phúc, cầu may cho gia đình với mong muốn những điều tốt đẹp nhất trong năm mới. Đi chùa đầu năm là một truyền thống lâu đời, mang đậm nét đẹp văn hóa và tâm linh của người Việt. Đây là dịp để mỗi người dâng lời cầu nguyện, gửi gắm mong ước về một năm mới bình an, hạnh phúc và thịnh vượng.

lễ chùa đầu năm

Đi lễ chùa đầu năm - Nét đẹp văn hóa người Việt (Ảnh: Sưu tầm)

Người Việt quan niệm rằng, đầu năm là thời điểm mà đất trời, con người và thần linh hòa hợp nhất, những lời cầu nguyện trong thời khắc này sẽ dễ được ứng nghiệm. Đi chùa đầu năm không chỉ là dịp để cầu tài lộc, mà còn là cách để mỗi người tìm thấy sự bình an trong tâm hồn, bỏ lại những phiền muộn, lo âu của năm cũ. Ngoài ra, đây còn là dịp để mọi người thể hiện lòng thành kính, tri ân đối với các đấng thần linh, Phật tổ và các bậc tiền nhân, đồng thời củng cố niềm tin về một năm mới tốt lành.

II. Đầu năm nên đi chùa ngày nào đẹp? 

Thời điểm đi lễ chùa đầu năm mới 2025 là yếu tố rất quan trọng, bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến ý nghĩa tâm linh mà còn mang lại sự an lành cho cả năm. Bạn có thể tham khảo một số ngày dưới đây để lựa chọn thời điểm phù hợp khi đi lễ chùa đầu năm. 

- Trước giao thừa: Nhiều người lựa chọn đi chùa trước giao thừa để dâng hương, cầu mong sự hanh thông và giải trừ vận hạn. Đây là cách để “gói ghém” những điều chưa may mắn của năm cũ.

- Đêm giao thừa: Thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới được coi là linh thiêng nhất. Đi lễ chùa vào đêm giao thừa để cầu bình an và đón nhận lộc trời ban, mang lại khởi đầu thuận lợi cho năm 2025.

- Ngày mùng 1 Tết: Đây là thời điểm mà hầu hết mọi người đi lễ chùa, mang ý nghĩa chúc phúc và cầu may mắn. Lựa chọn ngày mùng 1 Tết đi chùa mang ý nghĩa mong cầu cả năm luôn may mắn, vạn sự như ý. Hứa hẹn một năm mới thật nhiều năng lượng, tràn đầy niềm vui trong cuộc sống.

- Ngày mùng 2, mùng 3 Tết: Đi lễ chùa đầu năm vào ngày mùng 2 và mùng 3 tết để cầu cho tài lộc phát đạt, tiền bạc dồi dào và suốt cả năm may mắn. Vì ngày mùng 2 và mùng 3 là ngày lễ đón Hỷ Thần mang lại sự may mắn và hạnh phúc trọn vẹn.

- Ngày mùng 4 Tết: Đi chùa vào ngày mùng 4 Tết để những điều ước nguyện được linh ứng và dễ dàng thành hiện thực. Đặc biệt, viếng thăm chùa vào ngày mùng 4 là thời điểm tốt nhất để cầu duyên.

- Ngày mùng 6 Tết: Vào ngày này được coi là ngày bình an theo quan niệm của dân gian. Vì vậy, ngày này thường được chọn để bắt đầu các chuyến đi xa đầu tiên trong năm như du lịch cùng gia đình hoặc viếng thăm các kiểng chùa để cầu phước.

- Ngày mùng 10 Tết: Ngày này hàng năm chính là ngày vía thần tài. Đi lễ chùa ngày này để cầu tài lộc, làm ăn rất tốt.

Các ngày khác trong tháng Giêng: Đặc biệt, rằm tháng Giêng là một trong những thời điểm quan trọng để lễ chùa. Đây được xem là dịp “Tết Nguyên Tiêu”, cầu cho sự tròn đầy, an yên. Đặc biệt, bạn có thể đến chùa vào các thời điểm khác trong tháng giêng như: Lễ hội chùa Hương (mùng 6/1 âm lịch), lễ hội chùa Yên Tử ( mùng 10/1 âm lịch), lễ hội chùa Keo (14 tháng Giêng),… 

đi lễ chùa đầu năm

Lựa chọn thời điểm phù hợp (Ảnh: Sưu tầm) 

III. Một số ngôi chùa đẹp, linh thiêng tại Việt Nam

1. Chùa Ba Vàng (Quảng Ninh)

Du lịch Chùa Ba Vàng là cơ hội để khám phá vùng đất linh thiêng và huyền bí này. Ngôi chùa được xây dựng theo lối kiến trúc độc đáo, chiếm vị trí đắc địa với sự hội tụ của sông nước phía trước và rừng thông xanh ngắt phía sau, tạo nên bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ và cuốn hút lòng người tham quan. Hiện nay, chùa Ba Vàng trở thành địa điểm du lịch tâm linh thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước. 

chùa ba vàng

Du lịch chùa Ba Vàng đầu năm (Ảnh: Sưu tầm)

Đặc biệt, ngôi chùa còn là một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất tại miền Bắc với hàng nghìn tín đồ Phật tử tề tựu về sinh hoạt và tu tập. Nơi đây nổi tiếng là nơi tổ chức các buổi tu tập, giúp Phật tử và nhân dân thập phương được kết duyên lành với chính Pháp, nghe học chân lý đạo Phật, để hoàn thiện bản thân, hướng con người tới chân – thiện – mỹ, mang lại cuộc sống tốt đẹp, an vui.

Địa chỉ: Phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

Tham khảo: Tour Đền Cửa Ông - Chùa Cái Bầu - Chùa Ba Vàng 1 ngày từ Hà Nội

2. Chùa Hương (Hà Nội)

Một trong những địa điểm du xuân đầu năm không thể bỏ lỡ ở miền Bắc đó là đi lễ chùa Hương. Mỗi dịp xuân sang du khách đến với chùa Hương để cầu mong an nhiên cho bản thân, cho gia đình và cho bạn bè.

chùa hương hà nội

Du xuân chùa Hương (Ảnh: Sưu tầm)

Quần thể danh thắng chùa Hương được xây dựng gồm nhiều đền, chùa, đình thờ Phật và các vị thần trong tín ngưỡng Phật giáo của người Việt Nam. Lễ hội chùa Hương thường được khai hội vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch và kéo dài đến tầm tháng 3 âm. Ngoài ghé thăm chùa để cầu bình an, tài lộc thì du khách có thể thăm quan, vãn cảnh chùa. Du khách đi thuyền xuôi bờ sông Yên sẽ được tận hưởng không gian mênh mông đôi bờ sông nước.

Địa chỉ: Bờ sông Đáy, Hương Sơn, H. Mỹ Đức, Hà Nội

Tham khảo: Tour Chùa Hương - Chùa Thiên Trù - Động Hương Tích 1 ngày từ Hà Nội 

3. Chùa Tam Chúc (Ninh Bình)

Chùa Tam Chúc là một trong những điểm du xuân đầu năm được yêu thích nhất trong thời gian gần đây. Được ví như là “vịnh Hạ Long’ trên cạn, quần thể khu du lịch Tam Chúc trở thành điểm đến được rất nhiều người săn lùng.

chùa tam chúc ninh bình

Chùa Tam Chúc (Ảnh: Sưu tầm)

Những ngày đầu xuân, hàng vạn du khách đã về vãn cảnh, tham quan kết hợp đi lễ đầu năm tại ngôi chùa lớn nhất thế giới này. Cảnh quan ở khu du lịch Tam Chúc rất độc đáo, đa dạng mà không phải nơi nào cũng có được. Từ chính điện chùa nhìn ra là hồ nước bao la bát ngát. Trong lòng hồ có sáu quả núi như những chiếc chuông và bảy ngọn núi cao tương ứng với bảy vì sao sáng. Chắc chắn, khi hoàn thiện chùa Tam Chúc sẽ thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan và đi lễ đầu năm.

Địa chỉ: Thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Ninh Bình

Tham khảo: Tour Chùa Tam Chúc - Chùa Địa Tạng Phi Lai 1 ngày từ Hà Nội

4. Chùa Linh Ứng Sơn Trà (Đà Nẵng)

Chùa Linh Ứng có tượng Phật Quan Âm cao nhất Việt Nam, với chiều cao lên tới 67m, đường sen kính tòa 35m. Trong lòng tượng có 17 tầng, mỗi tầng đều có bệ thờ tổng cộng 21 bức tượng Phật với hình dáng, vẻ mặt, tư thế khác nhau, gọi là "Phật trung hữu Phật".

chùa linh ứng đà nẵng

Chùa Linh Ứng - Đà Nẵng (Ảnh: Sưu tầm)

Bên cạnh việc chiêm bái và tận hưởng không gian linh thiêng của chùa, du khách cũng có cơ hội tham quan các điểm du lịch khác trên bán đảo Sơn Trà như Bãi Bụt, đỉnh Bàn Cờ, cây đa ngàn năm tuổi và bãi đá Obama. Hành trình khám phá chùa Linh Ứng Sơn Trà chắc chắn sẽ rất thú vị và đáng nhớ.

Địa chỉ: Bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

5. Chùa Bà Đen (Tây Ninh)

Chùa Linh Sơn Tiên Thạch Tự, hay còn được biết đến với tên gọi Chùa Bà Đen, là một ngôi chùa có tuổi thọ cao nhất ở miền đất linh thiêng Tây Ninh. Đây là nơi thờ tự Linh Sơn Thánh Mẫu, vị nữ thần linh thiêng gắn liền với sự thiêng liêng của khu di tích.

chùa bà đen tây ninh

Chùa Bà Đen - Núi Tây Ninh (Ảnh: Sưu tầm)

Đến ngôi chùa cổ này, bạn vừa được chiêm ngưỡng không gian tâm linh rộng lớn ở độ cao 350m lưng chừng núi, khám phá lối kiến trúc tôn giáo độc đáo vừa được thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo của các tượng Phật. Điểm đặc biệt của Linh Sơn Tiên Thạch Tự là Điện thờ Linh Sơn Thánh Mẫu được xây dựng ngay trong một hang động kỳ vĩ, cùng với 2 cột đá xanh từ thời kỳ Tổ Tâm Hòa với hình rồng uốn lượn tinh tế.

Địa chỉ: Thạnh Tân, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

6. Chùa Som Rong (Sóc Trăng) 

Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong, hay còn được gọi ngắn gọn là chùa Som Rong là một trong những ngôi chùa nổi tiếng tại Sóc Trăng với vẻ đẹp tráng lệ, cổ kính. Kiến trúc của chùa được lấy cảm hứng từ văn hóa truyền thống Khmer, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Cổng chùa được trang trí độc đáo với hoa văn, biểu tượng như rắn thần Naga, chim thần Krud, hoa văn truyền thống, toàn bộ được phủ nhũ vàng, tạo nên bức tranh tinh tế và sặc sỡ.

chùa som rong sóc trăng

Chùa Som Rong - Sóc Trăng (Ảnh: Sưu tầm)

Địa chỉ: Tôn Đức Thắng, Phường 5, Tp. Sóc Trăng, Sóc Trăng

Tham khảo: Tour hành hương Cha Diệp - Mẹ Nam Hải - Chùa Som Rong 1 ngày 1 đêm từ TP.HCM 

IV. Kinh nghiệm khi đi lễ chùa đầu năm

Đi lễ chùa đầu năm là một nét văn hóa truyền thống của Việt Nam. Tuy nhiên, khi đi lễ chùa vào đầu năm để mang lại nhiều may mắn, bạn cần bỏ túi ngay một số lưu ý sau:

1. Trang phục

Chùa chiền là một nơi linh thiêng, được dùng để thờ tụng, vì vậy khi đến đây, bạn cần phải ăn mặc lịch sự và kín đáo. Điều này bao gồm việc chọn những trang phục có màu sắc nhã nhặn, đặc biệt là trang phục có cùng tông màu với áo tràng hoặc áo lam của Phật tử. Việc lựa chọn này không chỉ thể hiện lòng thành kính với bề trên mà còn tôn lên nét giản dị và dịu dàng.

trang phục đi chùa

Lựa chọn những bộ trang phục phù hợp (Ảnh: Sưu tầm)

Khi đến những nơi linh thiêng như chùa, đền, miếu, bạn nên mặc áo sơ mi cổ kín hoặc áo dài. Nếu mặc áo khoác, hãy chọn áo có cổ bẻ để trông gọn gàng và lịch sự. Ngoài ra, tuyệt đối không nên mặc những trang phục hở hang hay có thể nhìn xuyên thấu khi đi lễ chùa đầu năm. Không nên diện những trang phục sành điệu như quần bó sát hay quần giả váy khi đi chùa, dù chúng không hở hang nhưng có thể gây phản cảm cho người khác. Hơn nữa, không nên mặc quần lửng, váy ngắn hay quần tất lưới khi đi chùa vì ngoài việc không đẹp mắt, còn thiếu sự tôn kính với nơi thờ phật.

trang phục đi chùa ngày tết

Có thể mặc áo dài đi chùa vào các ngày lễ Tết (Ảnh: Sưu tầm)

2. Thời gian đi chùa

Theo quy định của chùa, không có bất kỳ điều gì cấm ngăn thời gian nào trong ngày để đến chùa. Tuy nhiên, bạn nên chọn những giờ tốt để đi lễ chùa. Theo kinh Phật, nếu muốn lễ Phật vào ngày mùng 1 thì tốt nhất là sáng sớm. Hoặc nếu có điều kiện, bạn nên tìm hiểu về lịch đọc kinh cầu bình an hàng ngày của các nhà sư, phật tử và đi chùa vào giờ đó cũng rất tốt. Tuy nhiên, nếu bạn không thể đến chùa trong thời gian nói trên, đừng lo lắng. Nên đi chùa vào ngày nào, giờ nào không quan trọng bằng lòng thành tâm, thiện ý của gia chủ. Bạn nên tránh một số khung giờ xấu sau:

- Không đi vào cung giờ Dậu (17 – 19 giờ) vì thường đây là khung giờ đang cúng thí thực, cúng cô hồn của nhà chùa.

- Tránh đi vào đúng ngọ 12 giờ hoặc đêm muộn.

thời gian đi chùa ngày tết

Nên xem trước thời gian khi đi chùa (Ảnh: Sưu tầm) 

3. Các quy tắc cần tuân thủ trước khi vào chùa

- Không nên quan hệ vợ chồng trước khi đến chùa, nếu đã có thì phải chờ ít nhất 6 tiếng mới được vào chùa để giữ cho tâm hồn trong sạch.

- Khi vào chùa, hãy mặc đồ giản dị và tránh những trang phục quá hở hang hoặc có màu sắc nổi bật.

- Không nên trang điểm hay sử dụng nước hoa khi đi chùa.

- Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt cũng không nên đến chùa.

- Nếu mang theo túi xách hay đội mũ áo khi đi chùa, hãy để chúng xuống chiếu trước khi bước vào tam bảo bái Phật.

4. Sắm lễ khi đi chùa

Người tham gia lễ chùa cần chuẩn bị các vật phẩm cúng như hương (nhang), hoa quả, bánh chay, và các vật phẩm thanh tịnh khác. Không nên mua vàng mã hoặc sử dụng tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Trong trường hợp có nhu cầu lễ cúng này, người thực hiện nên đặt những vật phẩm liên quan tại bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hoặc bàn thờ Đức Ông.

lễ đi chùa

Mâm lễ đi chùa (Ảnh: Sưu tầm)

V. Một số lưu ý khi đi lễ chùa đầu năm 

Dưới đây là một số lưu ý của PYS Travel bạn có thể tham khảo để biết những điều cần tránh khi đi lễ chùa đầu năm:

- Lời nói và hành động không đúng mực: Không nói lớn tiếng, cười đùa hoặc sử dụng ngôn ngữ thiếu lịch sự trong khuôn viên chùa. Tránh đi lại ồn ào hoặc chen lấn khi hành lễ, làm ảnh hưởng đến người khác.

- Dâng lễ sai cách: Không nên đặt lễ mặn như thịt, cá trên bàn thờ Phật, vì điều này không phù hợp với văn hóa thờ Phật thanh tịnh. Không thắp nhang quá nhiều gây khói mù mịt, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người xung quanh.

- Hành vi thiếu ý thức: Không tự ý chạm vào tượng Phật, bệ thờ, hoặc các hiện vật thiêng liêng trong chùa. Tránh xả rác bừa bãi hoặc để lại đồ lễ thừa sau khi dâng.

- Xin lộc và tiền không đúng cách: Không chen lấn, tranh giành để xin lộc hoặc bỏ tiền vào các vị trí không đúng quy định. Tiền công đức nên bỏ vào hòm công đức chính thức của chùa.

- Tâm thế và ý định không trong sáng: Không nên đến chùa chỉ để cầu lợi ích cá nhân như tài lộc, danh vọng mà thiếu đi lòng thành kính và tâm an lành. Tránh mang theo tâm trạng tiêu cực hoặc cố ý gây mâu thuẫn khi vào không gian chùa.

- Sử dụng điện thoại hoặc thiết bị không phù hợp: Hạn chế chụp ảnh, quay phim hoặc sử dụng điện thoại tại những nơi cấm trong chùa, đặc biệt là khu vực hành lễ và chính điện.

du lịch lễ chùa đầu năm

Du lịch lễ chùa đầu năm (Ảnh: Sưu tầm)

Những lưu ý trên không chỉ giúp bạn thực hiện lễ chùa đúng cách mà còn góp phần giữ gìn vẻ đẹp văn hóa và sự thanh tịnh của không gian linh thiêng này.

Qua những thông tin trên hy vọng rằng bạn sẽ trả lời được câu hỏi "Đầu năm nên đi chùa ngày nào?" và lựa chọn được thời điểm phù hợp cho kế hoạch đi lễ chùa đầu năm. Chúc bạn và gia đình có khởi đầu năm mới nhiều thuận lợi, may mắn, bình an. Và đừng quên tham khảo những tour du lịch hấp dẫn của PYS Travel để có thật nhiều ưu đãi nhé!

Tham khảo tour du xuân 2025 đang HOT của PYS Travel: 

Chùm tour Du xuân - Lễ chùa đầu năm 2025

Tour du lịch Du xuân năm mới 2025

Bản Quyền Hình Ảnh:

PYS Travel luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ về tác phẩm nhiếp ảnh, ảnh chụp của các cá nhân và tổ chức. Chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực liên hệ với tất cả các tác giả có ảnh được sử dụng để xin sự cho phép sử dụng ảnh. Nếu có sự sơ suất hay thiếu sót nào, chúng tôi xin được gửi lời xin lỗi tới các tác giả, chủ sở hữu hình ảnh. Các anh/chị cũng vui lòng gửi phản hồi lại cho PYS Travel: https://pystravel.vn/ban-quyen-hinh-anh

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng Ký Nhận Ưu Đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn