Bạn đang có kế hoạch đi chùa Hương nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Tham khảo ngay lịch trình đi chùa Hương 1 ngày để có trải nghiệm ý nghĩa và trọn vẹn nhất!
Chùa Hương được mệnh danh là vùng đất thiêng nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn trải nghiệm hoạt động lễ hội, vui chơi và khám phá văn hóa. Với lịch trình đi chùa Hương 1 ngày phù hợp, bạn sẽ có một chuyến đi ý nghĩa, tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đủ để cảm nhận trọn vẹn những giá trị văn hóa và tín ngưỡng nơi đây. Cùng PYS Travel khám phá ngay trong bài viết này nhé!
Chùa Hương còn được biết đến với tên gọi Chùa Hương Tích, tọa lạc bên bờ sông Đáy tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 70km về phía nam. Đây không chỉ là điểm đến du lịch nổi tiếng mà còn là trung tâm hành hương linh thiêng, mang đậm giá trị văn hóa và tín ngưỡng của người Việt. Với bề dày lịch sử, Chùa Hương gắn liền với những truyền thuyết cổ xưa, đặc biệt trong dịp xuân về, đây trở thành nơi du khách đến để vãn cảnh, cầu bình an và du xuân.
Chùa Hương là điểm đến tâm linh thu hút du khách gần xa (Ảnh: Sưu tầm)
Quần thể di tích Chùa Hương là một hệ thống gồm nhiều đền, chùa, và hang động đẹp mắt, nằm giữa khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Điểm nhấn trong quần thể này là động Hương Tích, được ví như "Nam Thiên Đệ Nhất Động", nơi du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ ảo của những khối đá vôi mà còn tìm thấy sự bình an trong tâm hồn. Du xuân Chùa Hương là dịp lý tưởng để bạn tận hưởng không khí trong lành và tham gia vào các hoạt động tâm linh đầy ý nghĩa.
Chùa Hương là điểm đến lý tưởng vào nhiều thời điểm trong năm, nhưng nếu bạn muốn trải nghiệm không khí lễ hội đặc sắc, mùa lễ hội Chùa Hương từ tháng Giêng đến tháng Ba âm lịch là thời gian lý tưởng. Đây không chỉ là dịp để cầu nguyện cho một năm mới an lành, mà còn là hành trình tâm linh trở về cội nguồn, nơi lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo của dân tộc Việt.
“Chùa Hương trời rộng, sông dài,
Nước non thanh tịnh, cửa ngoài trời Nam.
Cảnh tiên ai vẽ ai phàm,
Nghìn thu tiếng trống cõi lam truyền về.”
Lễ hội Chùa Hương là một trong những lễ hội lớn và lâu đời nhất Việt Nam. Gắn liền với tín ngưỡng thờ Chúa Ba, lễ hội mang đậm dấu ấn tâm linh và truyền thống văn hóa. Tương truyền, công chúa Diệu Thiện đã tu hành suốt chín năm tại Hương Sơn và đắc đạo thành Phật vào mùa xuân, thời điểm trăm hoa khoe sắc. Chính vì thế, lễ hội Chùa Hương không chỉ là hành trình tâm linh mà còn là biểu tượng của sự hòa quyện giữa con người với thiên nhiên, giữa tín ngưỡng và cuộc sống.
Lễ hội chùa Hương được diễn ra hằng năm (Ảnh: Sưu tầm)
Tuy nhiên, nếu bạn mong muốn một chuyến du lịch thư giãn, tránh sự đông đúc và nhộn nhịp của mùa lễ hội, thời điểm từ tháng Tư đến tháng Mười một sẽ là lựa chọn lý tưởng.
Để đến Chùa Hương, bạn có thể lựa chọn một trong các phương tiện di chuyển phổ biến sau:
- Xe máy, ô tô cá nhân: Nếu bạn thích tự do và linh hoạt, xe máy hoặc ô tô cá nhân là lựa chọn tiện lợi. Từ trung tâm Hà Nội, bạn có thể đi theo quốc lộ 21B, qua các thị trấn Thanh Oai và Ứng Hòa, sau đó đến huyện Mỹ Đức. Thời gian di chuyển khoảng 1,5 - 2 giờ. Khi đến bến Đục, bạn cần gửi xe tại bãi giữ xe và tiếp tục hành trình bằng thuyền.
- Xe khách: Các chuyến xe khách từ bến xe Mỹ Đình hoặc Giáp Bát sẽ đưa bạn đến huyện Mỹ Đức. Từ đây, bạn có thể bắt taxi hoặc xe ôm đến bến Đục.
- Đặt tour du lịch: Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn đặt tour du lịch trọn gói từ các công ty lữ hành. Khi đăng ký tour, bạn sẽ được hỗ trợ lên lịch trình chi tiết, tận hưởng các dịch vụ như ăn uống, vé thuyền và có hướng dẫn viên đồng hành, giúp chuyến đi của bạn thêm phần thuận tiện và thú vị hơn.
>>Xem thêm: Mách bạn kinh nghiệm du lịch chùa Hương không bị “chặt chém” đầu năm
Lịch trình tham quan những ngôi chùa chính nổi tiếng nhất ở khu du lịch chùa Hương 1 ngày: Bến Đục - Đền Trình - Chùa Thiên Trù - Động Hương Tích - Chùa Giải Oan. Dưới đây là lịch trình đi chùa Hương 1 ngày chi tiết cho bạn:
6h00: Lấp đầy “chiếc bụng đói” bằng những món ngon Hà Nội như phở, bún chả Hà Nội, xôi xéo, bún ốc…
7h00: Bắt đầu xuất phát từ thủ đô Hà Nội, bạn sẽ mất khoảng 2 tiếng đồng hồ để di chuyển đến Bến Đục Chùa Hương.
9h00: Bạn cần mua vé tham quan và vé đi đò. Với mức giá được cập nhật như sau:
- Vé tham quan: 120.000 VNĐ/người, cho phép du khách khám phá khu di tích với các điểm đến đặc sắc.
- Vé thuyền đò: Tuyến từ bến thuyền đi chùa Hương Tích có giá 110.000 VNĐ/người/lượt (bao gồm cả lượt đi và về). Trẻ em có chiều cao dưới 1,2m được giảm giá còn 65.000 VNĐ/người/lượt.
Bến Đục chùa Hương
Hành trình khám phá Chùa Hương bắt đầu tại bến Đục. Vào những tháng lễ hội, bến Đục có hàng nghìn chiếc thuyền được sử dụng để đưa đón du khách. Từ bến Đục, hành trình hơn một giờ trên dòng suối Yến Vĩ sẽ mở ra khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, mang đến những trải nghiệm khó quên. Không chỉ là nơi gắn liền với những chuyến hành hương, bến Đục còn là nguồn cảm hứng bất tận, được nhắc đến trong nhiều tác phẩm thơ ca nổi tiếng.
Hành trình hành hương bắt đầu tại Bến Đục (Ảnh: Sưu tầm)
Suối Yến chùa Hương
Suối Yến (hay còn gọi là Yến Vĩ) là một con suối nhỏ nằm trong khu du lịch Hương Sơn. Sở dĩ suối có tên như vậy là do hình dáng của nó trông giống như đuôi của một con chim yến đang xòe rộng.Men theo con suối này, cùng dòng những con thuyền nhỏ ngược xuôi tấp nập, bạn có thể chiêm ngưỡng hết cảnh đẹp của vùng Hương Sơn. Và đặc biệt, đây chính là cửa ngõ để vào thăm ngôi chùa Hương nổi tiếng của đất Việt.
Dòng thuyền tấp nập trên suối Yến (Ảnh: Sưu tầm)
9h30: Trong hành trình trên thuyền dọc theo Suối Yến, bạn sẽ dừng chân tại tại Đền Trình - nơi dâng hương và làm lễ trước khi tiếp tục hành trình khám phá các điểm khác như Chùa Thiên Trù, Động Hương Tích, và Chùa Giải Oan.
Dừng chân ghé thăm đền Trình trong lịch trình đi chùa Hương (Ảnh: Sưu tầm)
10h30: Sau khi thuyền của bạn cập bến, điểm đến đầu tiên sẽ là Chùa Thiên Trù, hay còn được biết đến tên gọi là "Chùa Ngoài" hoặc "Bếp Trời". Đây là một trong những địa điểm quan trọng nhất của quần thể di tích chùa Hương và là nơi tổ chức lễ khai mạc cho lễ hội chùa Hương hằng năm. Không chỉ mang giá trị tôn giáo sâu sắc, chùa Thiên Trù còn thu hút du khách bởi kiến trúc độc đáo và không gian linh thiêng. Bên cạnh chùa Thiên Trù còn có ngôi Bảo tháp Viên Công, nơi an táng người đã lập nên ngôi chùa này - thiền sư Viên Quang.
Nơi người dân đến để cầu an, cầu phúc, cầu công danh và may mắn (Ảnh: Báo Tuổi trẻ Thủ đô)
12h00: Nghỉ ngơi, ăn trưa tại các quán ăn gần chùa Thiên Trù. Bạn nên ăn thật no để nạp năng lượng cho chuyến khám phá vào buổi chiều. Dưới đây là một số gợi ý điểm dừng chân ăn trưa tại khu vực này:
- Nhà hàng Mai Lâm: Số 4 Thiên Trù, Chùa Hương
- Nhà hàng Quyết Thắng: Số 1 Thiên Trù, Chùa Hương
Cả hai nhà hàng đều phục vụ các món ăn ngon, mang đậm hương vị địa phương, giúp bạn có một bữa trưa ngon miệng trước khi tiếp tục hành trình khám phá.
13h00: Đi cáp treo (hoặc leo đường bộ) lên động Hương Tích - là nơi được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất động”.
*Vé cáp treo
- Người lớn: 220.000 VNĐ/vé khứ hồi; 150.000 VNĐ/vé một chiều.
- Trẻ em dưới 1,2m: 150.000 VNĐ/vé khứ hồi; 100.000 VNĐ/vé một chiều.
*Tham quan, hành lễ tại động Hương Tích
Động Hương Tích là điểm đến nổi bật nhất trong quần thể chùa Hương, với tên gọi là khác là "Chùa trong". Đây là điểm nhấn tâm linh của khu vực này. Đặc biệt, khi nhìn từ xa, động Hương Tích có hình dáng giống như một con rồng đang mở miệng, tạo nên một hình ảnh đầy ấn tượng. Khi bước vào bên trong, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những bức tượng Phật, Quán Thế Âm và các vị thần Phật khác được chế tác từ đá xanh, trong đó tượng Phật Bà Quan Âm được thiết kế và đặt tại vị trí nổi bật nhất.
Tại đây, bạn chuẩn bị lễ vật, thắp hương và cầu nguyện tại các ban thờ chính như Phật Bà Quan Âm, ban Cô, ban Cậu. Ngoài ra, bạn có thể chiêm bái các địa điểm linh thiêng trong động như Bầu Sữa Mẹ hay Suối Giải Oan để cầu bình an và may mắn.
Động Hương Tích là điểm đến nổi bật nhất trong quần thể chùa Hương (Ảnh: Báo Môi trường và Đô thị)
Ngoài ra, Động Hương Tích còn sở hữu những nhũ đá và măng đá tự nhiên, tạo nên một không gian kỳ vĩ, huyền bí. Qua thời gian, một số nhũ đá đã trở nên nhẵn nhụi, và người dân nơi đây tin rằng nếu du khách sờ và xoa vào những nhũ đá ấy, sẽ mang lại may mắn và phép màu cho cuộc sống.
15h00: Điểm dừng chân cuối cùng trong lịch trình đi chùa Hương 1 ngày là tham quan Chùa Giải Oan. Chùa được xây dựng trên con đường đi đến động Hương Tích, chỉ cách tầm 2,5km trên núi Long Tuyền. Chùa Giải Oan với lối kiến trúc hài hòa như lẫn với cảnh thiên nhiên thanh tao u tịch, sơn thủy hữu tình. Cùng với đó là dòng nước mắt của giếng thiên nhiên Thanh Trì đã phần nào giúp cho quý khách như quên đi những ưu tư của đời thường khi hành hương về cõi Phật. Đúng như bốn câu thơ của Tố Hữu đã khắc họa:
"Ôi! Hôm nay bước từng bậc đá
Róc rách còn nghe tiếng Giải Oan
Ước gì đời mãi xanh tươi lá
Thanh thản Chùa Hương cả thế gian."
Tham quan chùa Giải Oan (Ảnh: Sưu tầm)
16h00: Trên đường quay về bến đò, bạn đừng quên dừng chân tại các gian hàng lưu niệm và quầy đặc sản dọc lối đi ở Chùa Hương, để chọn mua những món quà ý nghĩa, mang hương vị và dấu ấn vùng đất thiêng dành tặng bạn bè và người thân.
16h30: Bạn quay trở lại đò về Hà Nội.
19h00: Về đến Hà Nội. Kết thúc hành trình thăm chùa Hương 1 ngày.
Tham khảo ngay tour du xuân Chùa Hương 1 ngày cực hấp dẫn của PYS Travel:
Tour Chùa Hương - Chùa Thiên Trù - Động Hương Tích 1 ngày từ Hà Nội - Du Xuân 2025
Chùa Hương có những thức quà nổi tiếng bạn có thể thưởng thức hoặc mua về làm quà cho gia đình, bạn bè. Nếu đã có cơ hội ghé thăm chùa Hương đừng quên thử những món sau đây nhé:
Đây là món ăn vặt nổi tiếng tại Chùa Hương, được làm từ bột gạo mềm, dẻo và có hương thơm nhẹ của gừng, vị ngọt thanh tự nhiên. Món ăn này được yêu thích bởi cả trẻ em lẫn người lớn. Là món quà vô cùng ý nghĩa cho bạn mua về làm quà trong chuyến đi này.
Món chè lam đặc sản tại chùa Hương (Ảnh: Sưu tầm)
Trong danh sách các món đặc sản không thể không nhắc đến đó chính là bánh củ mài ngũ cốc. Bánh được làm trực tiếp ngay tại địa phương, dọc theo lối lên chùa. Tại đây, bạn có thể tận mắt chứng kiến quy trình làm bánh và cảm nhận hương thơm đặc trưng của loại bánh này. Bánh có màu nâu nhạt, giòn tan trong miệng, là món quà lý tưởng để mang về cho gia đình và bạn bè.
Bánh củ mài ngũ cốc là món quà đặc sản được nhiều du khách lựa chọn (Ảnh: Sưu tầm)
Nếu không được giới thiệu, bạn có thể nhầm lẫn giữa bánh củ mài và chè lam. Bánh của mài cũng có mùi thơm của gừng và mật; dẻo, có lăn bột ở ngoài. Nhưng bánh củ mài có vẻ mịn và mát hơn chè lam. Khi ăn, bánh có vị ngọt nhẹ, bùi bùi của củ mài, thơm mùi nếp và mật mía. Bánh có hình dáng tròn dẹt hoặc hình chữ nhật, thường được đóng gói vào các hộp giấy rất dễ mang theo và mua về làm quà.
Mơ Chùa Hương có đặc điểm nổi bật với lớp vỏ mỏng, thịt quả dày, hạt nhỏ, và vị chua nhẹ nhàng, hài hòa. Vị chua không quá gắt mà lại dịu ngọt, tạo cảm giác dễ chịu khi thưởng thức. Chính vì hương vị độc đáo này, mơ Chùa Hương trở thành nguyên liệu tuyệt vời để chế biến các món ngon như rượu mơ thơm nồng, siro giải khát mát lạnh hay mơ muối để giải nhiệt trong những ngày hè oi bức. Nếu có dịp ghé thăm Chùa Hương vào vụ mơ, bạn đừng quên thưởng thức và mang theo một ít mơ về làm quà nhé!
- Lựa chọn trang phục: Bạn nên chọn quần áo gọn nhẹ, lịch sự, phù hợp với không gian tâm linh.
- Giày thoải mái: Bạn nên tránh giày cao gót, hãy chọn giày thể thao, sandals để dễ dàng di chuyển trong suốt hành trình du lịch chùa Hương.
- Chuẩn bị vật dụng cần thiết: Mang theo mũ, ô phòng trường hợp thời tiết thay đổi. Đừng quên mang theo nước uống và đồ ăn nhẹ để bổ sung năng lượng trong suốt hành trình.
- Giữ thái độ nghiêm túc: Khi tham gia các nghi lễ Phật giáo, bạn hãy giữ thái độ nghiêm túc và tôn trọng. Tránh làm ồn ào hay gây mất trật tự trong các khu vực thờ cúng.
- Tuân thủ quy định: Chấp hành các quy định khi vào khu vực thờ cúng như không quay phim hoặc chụp ảnh nếu có biển cấm.
Chuẩn bị đồ cúng lễ trước khi đi để tiết kiệm thời gian và chi phí. Đồ lễ nên là những vật phẩm ngọt như vàng, hương, rượu, hoa quả, bánh kẹo, tiền lẻ. Nếu chưa chuẩn bị, bạn có thể mua ở khu vực suối Yến, tuy nhiên giá cả tại đây có thể cao hơn so với nơi khác.
Ứng xử phù hợp tại nơi thờ tự tại khu du lịch chùa Hương (Ảnh: Sưu tầm)
- Lên lịch trình cụ thể: Để chuyến đi suôn sẻ và trọn vẹn nhất, việc lên kế hoạch cụ thể cho lịch trình tham quan các điểm nổi bật là vô cùng cần thiết.
- An toàn khi di chuyển: Khi đi thuyền trên suối Yến, hãy mặc áo phao và tuân thủ hướng dẫn của người lái đò để đảm bảo an toàn. Nếu leo núi, chỉ đi theo lối đi được chỉ dẫn và tránh các khu vực nguy hiểm.
- Bảo vệ môi trường: Đừng xả rác bừa bãi, hãy mang theo túi rác và sử dụng các điểm đổ rác. Tôn trọng các di tích và hiện vật tại Chùa Hương, không chạm tay hay viết, vẽ lên công trình.
- Bảo quản đồ dùng cá nhân: Trong những khu vực đông người, hãy bảo vệ tài sản cá nhân để tránh mất mát và những tình huống không mong muốn.
Chùa Hương là ngôi chùa đẹp, tâm linh và lâu đời ở nước ta. Hy vọng những chia sẻ từ PYS Travel sẽ giúp bạn có một lịch trình đi Chùa Hương trọn vẹn, từ việc chuẩn bị hành trình đến khám phá vẻ đẹp văn hóa, tâm linh nơi đây. Chúc bạn có một chuyến du xuân ý nghĩa và đáng nhớ!
Khám phá ngay tour du xuân Chùa Hương của PYS Travel:
Tour Chùa Hương - Chùa Thiên Trù - Động Hương Tích 1 ngày từ Hà Nội - Du Xuân 2025
Tham khảo chùm tour du lịch lễ chùa đầu năm của PYS Travel:
Chùm tour Du xuân Lễ chùa đầu năm 2025
Tour du lịch Du xuân Lễ chùa đầu năm mới 2025
Bản Quyền Hình Ảnh:
PYS Travel luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ về tác phẩm nhiếp ảnh, ảnh chụp của các cá nhân và tổ chức. Chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực liên hệ với tất cả các tác giả có ảnh được sử dụng để xin sự cho phép sử dụng ảnh. Nếu có sự sơ xuất hay thiếu sót nào, chúng tôi xin được gửi lời xin lỗi tới các tác giả, chủ sở hữu hình ảnh. Các anh/chị cũng vui lòng gửi phản hồi lại cho PYS Travel: https://pystravel.vn/ban-quyen-hinh-anh
Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn