Đặt ngay tour du lịch An Giang, đi du lịch An Giang cùng đơn vị lữ hành uy tín PYS Travel. Tour An Giang trọn gói, lịch trình hấp dẫn, chất lượng đảm bảo, không vui hoàn tiền.
Chúng tôi tự hào phục vụ hơn 100.000+ lượt khách mỗi năm
Cam kết những trải nghiệm tuyệt vời thông qua mỗi hành trình với sự đa dạng và phong phú trong các tuyến điểm du lịch
Các tour trọn gói từ A-Z, không phát sinh chi phí thêm, giúp khách hàng yên tâm về chi phí và tập trung tận hưởng chuyến đi
Bồi hoàn nếu chất lượng tour không đúng như cam kết, đảm bảo sự hài lòng và tin tưởng của khách hàng
Chúng tôi luôn đồng hành và hỗ trợ Quý khách 24/7, để đảm bảo mọi hành trình của bạn diễn ra suôn sẻ và trọn vẹn
An Giang tỉnh địa đầu của đồng bằng sông Cửu Long, được mệnh danh là “vùng đất màu xanh” trù phú. Nơi đây mang những nét đẹp đặc trưng của miền Tây Nam Bộ, như vùng sông nước đầy tôm cá, hay những cánh đồng xanh mát bao la, những rặng thốt nốt trải dài hay những rừng tràm nguyên sơ kỳ vĩ. Và nổi bật không kém là sự giao thoa của các cộng đồng dân tộc như Chăm, Hoa, Khmer, Kinh,..với những nét văn hoá đặc trưng. Tất cả đã tạo nên một An Giang với sắc xanh thật tươi đẹp, bình dị và những con người chân phương.
An Giang có vị trí đầu nguồn sông Cửu Long với tổng diện tích là 3.506km2. Với vị trí địa lý đắc địa phía Đông Bắc giáp Đồng Tháp, phía Đông giáp Cần Thơ, phía Tây Bắc giáp Campuchia và Tây Nam giáp Kiên Giang. Do đó, An Giang đã trở thành cửa ngõ giao thương quan trọng của nước ta. Đây là nơi diễn ra việc trao đổi hàng hóa giữa những tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long với các nước ASEAN liền kề bên cạnh.
Nằm ở trung tâm thành phố Long Xuyên, chợ nổi Long Xuyên bắt đầu từ phà Ô Môi và chạy dài 2km theo bờ sông Hậu. Vẫn chưa bị thương mại hóa du lịch, chợ nổi Long Xuyên vẫn giữ được nếp sinh hoạt xưa, bình dị và chân chất.
Bạn nên xuất phát từ 5:00 sáng để vừa ngắm bình minh, vừa cảm nhận được không khí rộn ràng của chợ nổi. Một trong những hoạt động thú vị tại đây là dùng bữa sáng trên thuyền. Bạn có thể gọi bún, phở, hủ tiếu từ các cô, dì bán đồ ăn sáng ngay trên thuyền. Bên cạnh đó còn có thuyền bán nước, quà vặt, và không thể thiếu các thuyền trái cây, đặc sản.
Du lịch An Giang không chỉ có cảnh quan thiên nhiên, ẩm thực phong phú mà còn có văn hóa đa dạng. An Giang là một trong những địa phương có cộng đồng người Chăm đông nhất Việt Nam.
Người Chăm ở An Giang đa số theo đạo Hồi nên còn được gọi là Chăm Islam. Bạn có thể đến thăm làng người Chăm ở hồ Búng Bình Thiên hay làng Chăm Châu Giang để tìm hiểu về văn hóa của cộng đồng này.
Rừng tràm Trà Sư là một trong những rừng tràm lớn và đẹp nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Với diện tích 845 ha, đây là nơi sinh sống của nhiều loài động vật, bao gồm các loài chim và thú quý hiếm như điên điển phương Đông, giang sen, dơi chó tai ngắn.
Đến rừng tràm Trà Sư, bạn sẽ đi tắc ráng (thuyền hoặc xuồng, ghe nhỏ làm bằng gỗ hình thoi, có gắn thêm máy) và xuồng ba lá để tham quan. Chiếc xuồng sẽ lướt đi trên mặt nước phủ đầy bèo xanh, xung quanh là những cây tràm trên 10 tuổi, cao từ 5-8m phủ bóng mát.
Nếu An Giang được biết đến như “vương quốc mắm” thì chợ Châu Đốc chính là “thủ phủ mắm”. Nằm trên đường Bạch Đằng tại trung tâm thành phố Châu Đốc, chợ bày bán khoảng 30 loại mắm, khô truyền thống như mắm cá lóc, cá linh, cá trèn, cá sặc… nên còn có tên chợ mắm.
Là chợ đầu mối về mắm và các loại khô lớn nhất miền Tây Nam Bộ, mỗi năm, chợ mắm Châu Đốc bán hàng nghìn tấn mắm và khô cho người tiêu dùng trong nước lẫn các nước lân cận như Lào, Campuchia. Khu ẩm thực của chợ để thưởng thức các món bún cá, bún mắm, nước thốt nốt, bánh bò, mứt cà na đặc sản của Châu Đốc, An Giang.
Hồ Ô Thum ở huyện Tri Tôn là một hồ nước nhân tạo, diện tích không lớn nhưng có cảnh quan thiên nhiên đẹp, không khí trong lành nên trở thành điểm nghỉ chân được yêu thích.
Xung quanh hồ Ô Thum là những cây thốt nốt, xa xa là núi Cô Tô và đồi Tức Dụp, tạo nên khung cảnh sông núi hữu tình phủ màu xanh của cây lá. Đến đây, bạn có thể chèo thuyền vãn cảnh hồ, chụp hình check-in tại cây cầu nổi giữa bờ hồ và gò đất cao giữa hồ, và thưởng thức món gà nướng lá chúc đặc sản.
Chốn linh thiêng bậc nhất ở An Giang mà bạn nên ghé thăm trong chuyến du lịch sắp tới đó là Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam. Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc ngay dưới chân núi Sam thuộc địa bàn thành phố Châu Đốc tỉnh An Giang.
Bạn sẽ bất ngờ trước một công trình kiến trúc hình chữ “Quốc” vô cùng hoành tráng và cầu kỳ khi đến đây. Nét cầu kỳ của Miếu Bà Chúa Xứ được lột tả thông qua hình khối đóa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu cũng như những hoa văn trang trí.
Cánh đồng Tà Pạ nằm dưới chân núi Cô Tô và núi Tà Pạ, cách Tri Tôn khoảng 1km. Nơi đây được đánh giá là có khung cảnh vô cùng độc đáo khi du khách leo núi Cô Tô để ngắm cánh đồng Tà Pạ từ trên cao.
Vào cuối tháng 11 đến đầu tháng 12, cánh đồng Tà Pạ chuyển sang mùa lúa chín. Mỗi thửa ruộng có màu sắc riêng. Từ màu vàng của lúa chín đến màu xanh của lúa non và màu nâu của gốc rạ. Cảnh tượng này chẳng mấy ai có thể được ngắm một lần trong đời.
Núi Cô Tô là một trong những địa điểm du lịch ở An Giang nằm ở biên giới với Campuchia. Đứng từ trên núi, bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh đẹp của An Giang mà không nơi nào sánh được. Vùng dưới chân núi là nơi sinh sống của người Khmer và người Việt. Nơi đây sẽ làm điểm đến mang lại những trải nghiệm đặc sắc về sự giao thoa của hai nền văn hóa.
- Trang phục: Chuẩn bị quần áo và giày phù hợp với thời tiết tại An Giang. Đừng quên mang theo áo mưa nếu bạn du lịch vào mùa mưa. Đặc biệt, nếu bạn dự định tham quan các làng nghề truyền thống, hãy chuẩn bị trang phục thoải mái và dễ di chuyển.
- Giày dép: Bạn nên lựa chọn những mẫu giày dép đế bằng để thuận tiện trong việc di chuyển và nên mang theo một đôi dép để thay cho thoải mái
- Hãy nhớ mang theo đầy đủ giấy tờ tùy thân như: CMND, bằng lái xe…
Mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11): Nhiệt độ giao động từ 25-34 độ C. Vào mùa mưa, mực nước dâng cao mang theo phù sa tưới mát cho đồng ruộng, có ích cho việc phát triển nông nghiệp và ngư nghiệp. Đây cũng chính là thời điểm lý tưởng cho du khách đến tham quan, khám phá mùa nước nổi tại An Giang.
Mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau): Mùa khô mang đến khí hậu mát mẻ, dễ chịu với biên độ nhiệt giảm chỉ còn 23 đến 33 độ C vì có tháng mùa đông. Nhưng thời tiết sẽ vẫn oi bức vào ban ngày. Mùa này, lượng mưa giảm đáng kể, trời cũng quang đãng, nắng nhiều.
Ở miền Tây, nhiều món bún cá có nguồn gốc từ Campuchia. Trong khi nhiều loại bún đã được biến tấu theo khẩu vị địa phương thì bún cá Châu Đốc vẫn giữ được hương vị gần như nguyên bản.
Nước lèo của bún cá Châu Đốc được ninh từ xương ống, nêm với mắm cá linh và mắm ruốc; thêm ngải bún, nghệ giã nát. Cá lóc được làm sạch, luộc sơ với sả và củ nghệ đập dập, sau đó vớt ra, gỡ xương, ướp gia vị rồi xào với nghệ. Bún cá Châu Đốc thơm mùi cá và nghệ, dùng chung với thịt heo quay, đầu cá, các loại rau sống đặc trưng của miền Tây như bông điên điển, bông súng, rau đắng, rau nhút, bắp chuối hột.
Những tưởng cơm tấm là đặc sản Sài Gòn, nhưng Long Xuyên, An Giang lại có cách biến tấu món ăn này theo cách của mình. Điểm khác biệt đầu tiên là hạt cơm. Cơm tấm Long Xuyên nấu từ gạo tấm nhuyễn, hạt cơm khi chín chỉ nhỏ bằng một nửa hạt tấm thường.
Điểm khác tiếp theo là các món ăn kèm đa dạng hơn, đặc biệt là đều được cắt sợi nhỏ để dễ ăn. Sườn nướng, bì, thịt kho trứng, heo quay… cắt sợi nhỏ là những món ăn kèm phổ biến của cơm tấm Long Xuyên.
Đây là một món được nhắc đến khá nhiều khi bạn đến vùng An Giang, bánh bò được làm bằng đường thốt nốt - loài cây đặc trưng của xứ An Giang. Bánh được nướng trên lửa vừa, đảo đều tay nên vỏ vàng ươm, dẻo dẻo, đặc biệt là vị ngọt thanh không lẫn vào đâu được. Ngoài ra, một số nơi còn cho thêm ít cơm dừa cắt nhuyễn lên trên bánh bò tạo nên vị bùi bùi hấp dẫn.
Khi được hỏi đặc sản An Giang là gì, người ta thường hay nhớ đến món lẩu mắm Châu Đốc. Đến với Châu Đốc thì mắm là một đặc sản quá nổi tiếng với mùi thơm đặc trưng và độ ngon thì miễn bàn. Do đó, các món ăn từ mắm ở vùng này khá phong phú, và món lẩu mắm là một trong những món hấp dẫn nhiều thực khách nhất.
Là một món xôi với hình thức khá lạ, xôi sẽ được giã nhuyễn và chiên phồng trên chảo dầu cho đến khi xôi đạt độ căng tròn, màu vàng ươm đều cái mặt, bên ngoài giòn, bên trong dẻo.
Với món xôi phồng này bạn có thể ăn chung với tương ớt, hoặc đặc trưng hơn ở vùng này bạn sẽ được ăn kèm xôi phòng với gà quay. Hãy nhớ, thử món xôi phồng gà quay tại Chợ Mới để nếm được chuẩn vị của món đặc sản vùng sản.
Là một món khá lạ, đặc sắc mà bạn không nên bỏ qua khi đến An Giang. Được biết đến với tên gọi sầu đâu, sầu đông hay cây xoan, loài cây đặc trưng của vùng đất An Giang với thân và hoa màu xanh sẫm, ít đắng, có tính mát.
Bạn có thể thưởng thức món gỏi sầu đâu với thịt, tôm, hải sản hay gỏi cá,... Nổi tiếng nhất là sự kết hợp của sầu đâu khô cá lóc, bạn có thể thưởng thức thử. Điểm nổi bật của món gỏi sầu đâu này chính là đọt non của lá sầu đâu, sau khi trụng nước sôi sẽ trộn đều với những nguyên liệu khác và nước mắm chua ngọt.
Ngày nắng hanh hao mà được ăn một bát chè thốt nốt thanh mát thì quả là tuyệt vời quá rồi đúng không? Nhắc đến chè thì không biết phải kể đến bao giờ cho hết. Nhưng trong số đó không thể nào quên được món chè đặc trưng của vùng quê An Giang, chè thốt nốt. Bổ quả thốt nốt ra, bên trong là những múi trắng dẻo mềm vị thơm thơm khiến ai đã ăn một lần khó mà quên được. Đem chúng nấu với đậu xanh kèm nước cốt dừa ăn giải nhiệt quả là một món vô cùng hấp dẫn.
Châu Đốc mệnh danh là xứ sở của mắm và có rất nhiều loại mắm. Toàn là những loại mắm ngon từ cá nước ngọt như mắm cá lóc, cá sặc, cá linh,... Khi đến khu chợ đặc sản món ngon Châu Đốc bạn có thể ăn thử trước khi chọn mua. Tùy theo những loại mắm khác nhau mà chúng sẽ có giá thành khác nhau. Mỗi loại mắm sẽ có mùi đặc trưng riêng của nó. Có lẽ vì vậy mà nó dần trở thành đặc sản của Việt Nam.
Tung lò mò (lạp xưởng bò) là món ăn truyền thống nổi tiếng lâu đời của người Chăm. Tung lò mò được làm từ thịt bò xay trộn cùng cơm nguội và nhiều loại gia vị bí truyền. Đây là món ăn ngon, bổ dưỡng và thường có mặt trong mâm cơm tiếp đãi khách của người Chăm. Tung Lò Mò có vị chua và dai dai, đồng thời cũng có vị ngọt pha lẫn vị béo của mỡ bò. Tung Lò Mò ăn ngon nhất là khi nướng trên bếp than, ăn cùng với rau răm, tương ớt,... Một món quà mang đậm văn hóa người Chăm - An Giang.
Bánh Chăm An Giang có màu vàng ươm nhìn rất bắt mắt được làm từ bột mì trọn với trứng vịt và đường thốt nốt đánh đều. Để có được chiếc bánh giòn ngon người ta chiên bánh trên chảo nhôm dày lửa cháy đỏ rực. Khi chảo nóng ta tráng chảo bằng một lớp dầu mỏng. Rồi cho bột vừa đánh trên vào rắc thêm mè đã rang thơm lên. Sau đó đậy nắp và chờ bánh chín.
Khô bò là món ăn vô cùng hấp dẫn có tiếng ở An Giang. Có tới 3 loại khô bò để du khách lựa chọn bao gồm loại cứng giòn với màu vàng, loại giòn dẻo màu nâu và loại cứng nhưng không giòn. Đều có hương vị thơm ngon và đậm đà. Mua khô bò về làm quà cho bạn bè và người thân thì còn gì tuyệt vời bằng nữa bạn nhỉ?
Với rất nhiều cơ sở sản xuất, làng nghế bánh phồng Phú Mỹ đã hình thình, tồn tại và phát triển hơn 70 năm qua. Bánh phồng được làm từ những hạt gạo nếp ngon của vùng đồng bằng phù sa bồi đắp quanh năm dẻo thơm, trắng trong mà khó có nơi nào sánh được. Nhìn chiếc bánh khá đơn giản nhưng trong đó chất chứa biết bao công sức từ bàn tay khéo léo của người làm thợ làng nghề.
- Lựa chọn được thời điểm đi du lịch phù hợp nhất.
- Nên sắp xếp được kế hoạch để chuyến đi tham quan được nhiều địa điểm đẹp.
- Hãy chủ động book vé máy bay để có chuyến đi tiết kiệm nhất.
- Khi mua những món quà đặc sản, bạn nên tham khảo giá ở nhiều nơi. Đừng vội mua để tránh bị “hớ”.
- Du lịch An Giang có rất nhiều địa điểm nổi tiếng để bạn tham quan. Nhưng bạn hãy chọn ra những điểm gần với nơi bạn lưu trú nhất để thuận tiện di chuyển.
- Bạn nên chọn thời gian hợp lý để đi du lịch An Giang. Nếu đi vào những tháng mưa, hãy nhớ mang theo áo mưa, dù và nhiều quần áo để thay.