Không biết từ khi nào mà câu ca dao về chùa Tam Thanh đã in dấu trong tâm trí của mỗi người, với những người chưa bao giờ đặt chân đến nơi đây khi nghe đến cái tên Tam Thanh người ta sẽ liên tưởng đến một nơi "thánh địa". Vậy hãy cùng PYS Travel khám phá nơi đây nhé.
Ðộng Tam Thanh nằm trong một dãy núi có hình đàn voi phủ phục trên mặt cỏ xanh. Hang động Tam Thanh ở lưng chừng núi. Cửa hang nhìn về hướng đông cao chừng 8m có lối lên là 30 bậc đá đục vào sườn núi, có nhiều cây cối um tùm che khuất ánh nắng. Bước chân vào động vãng cảnh chùa. Đầu tiên, bạn phải bước qua 30 bậc đá được người xưa đục sâu vào sường núi làm lối đi. Cứ mỗi bước chân đi lên, cảnh sắc xung quanh cũng dần thay đổi. Những hàng cây ven đường như muốn tỏa lại, chen chắn ngày càng dày thêm. Vách đá hai bên đường dựng đứng, cheo leo như thách thức.
Lối vào động Tam Thanh (Ảnh: Sưu tầm)
Chùa Tam Thanh nằm ngay bên trong động, là nơi du khách và các Phật tử lễ Phật. Theo các tài liệu thư tịch cổ, ngôi chùa này có từ thời Lê. Tấm bia có niên đại cổ nhất ở chùa hiện nay là bia “Trùng tu Thanh Thiền động”, được chế tác vào năm Vĩnh Trị thứ 2 (1677). Tam Thanh là một ngôi chùa đặc biệt, được bố trí trong hang đá, không giống như những ngôi chùa khác. Qua cách sắp xếp, bài trí tượng có thể thấy hệ thống thờ tự được sắp xếp theo kiểu "tiền Phật hậu Thánh".
Chùa Tam Thanh nằm bên trong hang động (Ảnh: Sưu tầm)
II. Kinh nghiệm du lịch chùa động Tam Thanh
Nếu bạn đang băn khoăn không biết chùa Tam Thanh ở nào? Chùa Tam Thanh nằm trong Quần thể danh thắng Nhị Thanh - Động Tam Thanh - Núi Tô Thị - Thành Nhà Mạc, thuộc về thành phố Lạng Sơn. Chùa Tam Thanh nằm ngay bên trong động, là nơi du khách và các Phật tử lễ Phật. Vị trí cụ thể là tại phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Nơi này cách trung tâm thủ đô Hà Nội chừng 160km, hướng về phía đông bắc.
Du lịch chùa Tam Thanh (Ảnh: Sưu tầm)
Về sau bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nên Đạo giáo trở nên mờ nhạt trong tiềm thức của người dân, dần dần chùa được đưa thêm Phật giáo và thờ thánh vào trong di tích. Theo các tài liệu nghiên cứu sử học, chùa Tam Thanh được có từ thời nhà Lê, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử của dân tộc, chùa vẫn giữ được nhiều các di tích, bia đá cổ rất có giá trị.
Địa chỉ chùa Tam Thanh: Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, Lạng Sơn
Thời gian lý tưởng để du khách có thể đến tham qua chùa Tam Thanh là vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Chùa động Tam Thanh tọa lạc trên vùng có địa hình cao nên thời tiết tại chùa luôn dịu mát và dễ chịu suốt cả năm. Mỗi mùa tại đây mang đến một vẻ đẹp đặc biệt, hấp dẫn và đều khiến mọi du khách say đắm.
Đặc biệt, những ngày đầu năm, cụ thể ngày 15 và 16 tháng Giêng hàng năm nơi đây diễn ra rất nhiều nghi lễ đặc sắc. Nên thu hút nhiều du khách từ xa đến dâng hương và cầu nguyện một năm mới thịnh vượng. Còn vào mùa đông mang theo cái lạnh cùng khắc nghiệt đối với miền Bắc. Đến Lạng Sơn vào thời điểm này, bạn có cơ hội chứng kiến cảnh tuyết rơi phủ trắng xóa đỉnh Mẫu Sơn.
Lạng Sơn cách thủ đô Hà Nội tầm 160km bạn có thể lựa chọn nhiều hình thức di chuyển như xe khách, ô tô, xe máy.
Xe máy và ô tô:
Bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân, vừa chủ động lại có cơ hội khám phá cung đường tuyệt đẹp, bạn có thể dừng chân ở bất cứ nơi đâu để chụp ảnh với những đoạn đường ngoạn mục trong hành trình chinh phục Lạng Sơn. Chi phí xăng dầu cho chuyến đi từ Hà Nội đến Lạng Sơn chỉ tầm 100.000 VND/xe máy và 300.000VND/ô tô.
Xe khách:
Từ những bến xe tại thành phố như Mỹ Đình, Giáp Bát du khách có thể đón xe khách những hãng uy tín như Đại Huyền, Đức Dũng, Đức Tân đi Lạng Sơn với giá vé chỉ từ 100.000 VND/chặng.
Máy bay
Đối với những du khách ở khu vực xa thuộc miền Nam hoặc miền Trung muốn một lần chinh phục vẻ đẹp của xứ Lạng. Lời khuyên là hãy lựa chọn máy bay làm phương tiện di chuyển, để có một chuyến đi nhanh chóng và tiện lợi.
Để di chuyển đến chùa độngTam Thanh bạn đi từ trung tâm thành phố Lạng Sơn bạn có thể đi xe ôm, taxi thêm khoảng 1,7km để đến được chùa động Tam Thanh.
Hướng dẫn đường di chuyển từ Hà Nội đến động Tam Thanh (Ảnh: Sưu tầm)
Bạn cũng có thể thuê xe máy tại Lạng Sơn để chủ động hơn trong chuyến đi và kết hợp tham quan những điểm du lịch khác tại Lạng Sơn. Từ trung tâm thành phố bạn đi qua đường Lê Lợi/ĐT235C, hoặc có thể đi theo đường Phan Đình Phùng sau đó rẽ hướng đường Yết Kiêu để đến chùa Tam Thanh.
Ban đầu, chùa Tam Thanh tại Lạng Sơn từng là nơi thờ tự của Đạo giáo, dành sự tôn thờ cho Tam Thanh (còn được gọi là Thượng Thanh, Thái Thanh và Ngọc Thanh). Sau đó, trước những sự tác động bởi nhiều yếu tố, Đạo giáo dần trở nên phai mờ trong tâm trí của người dân.
Dần dần, Phật giáo được đưa thêm vào di tích này, nên nơi đây trở thành ngôi chùa hội tụ tâm linh của cả hai tôn giáo. Theo các tư liệu lịch sử, chùa Tam Thanh xuất hiện từ thời kỳ nhà Lê, đã trải qua nhiều “sóng gió” lịch sử. Dẫu vậy ngôi chùa vẫn lưu giữ nhiều di tích quý báu, những bia đá cổ có giá trị lịch sử. Khi đấn chùa dân hương, du khách thường cầu nguyện cho những điều tốt đẹp để gia đình hạnh phúc, thành công trong công việc. Bởi lẽ, theo quan điểm Phật giáo, lòng thành tâm trong việc cầu nguyện sẽ giúp điều mà mọi người mong muốn trở thành hiện thực.
Chùa Tam Thanh chào đón quý du khách đến tham quan bất kỳ ngày nào trong tuần, từ thứ Hai đến Chủ Nhật. Thời gian mở cửa chùa để đón tiếp du khách kéo dài từ 06:00 sáng đến 22:00 tối. Tuy nhiên, bạn nên đến tham quan chùa vào buổi ngày để khám phá hết vẻ đẹp của chùa.
Động Tam Thanh ở thành phố Lạng Sơn là một trong những hang động đẹp nhất Việt Nam, khiến nơi đây trở thành điểm đến hàng đầu cho bất kỳ du khách nào đến Lạng Sơn. Không chỉ là kỳ quan thiên nhiên, mà còn là địa điểm tâm linh cho cả Phật tử và du khách.
Lối vào động Tam Thanh (Ảnh: Sưu tầm)
Để vào hang, du khách trước tiên phải leo lên 30 bậc đá được chạm khắc vào sườn núi. Động Tam Thanh là một hang động lớn và tương đối sâu với hệ thống nhũ đá phong phú. Lối vào chính của hang là qua cổng chùa Tam Thanh. Bên trong hang, du khách có thể nhìn thấy ngay các bàn thờ dành riêng cho Đức Phật cũng như một số tấm bia cổ. Sâu hơn trong hang là một hồ mà người dân địa phương gọi là hồ Âm Ty, không bao giờ cạn với dòng nước mát chảy cả ngày lẫn đêm.
Một góc không gian yên bình, cổ kính bên ngoài động Tam Thanh (Ảnh: Sưu tầm)
Động Tam Thanh trải dài hơn 52 ha và được hình thành cách đây khoảng 300 triệu năm. Trần hang được trang trí bằng những nhũ đá có hình dạng sống động, được người dân địa phương nhân cách hóa với những cái tên như: Tiên Ông, Sư Tử, cây Ngô đồng, Voi, đường lên Trời. Hàng ngàn nhũ đá lung linh, muôn hình vạn trạng, khơi gợi trí tò mò và thích thú cho bất kỳ ai đặt chân đến.
Khung cảnh bên trong động Tam Thanh (Ảnh: Sưu tầm)
Điểm nhấn nổi bật tại động Tam Thanh mà bạn không nên bỏ lỡ:
- Hồ Âm Ty: Đi sâu vào bên trong, du khách sẽ bắt gặp hồ Âm Ty - một hồ nước nhỏ trong vắt, quanh năm không cạn, tạo nên vẻ huyền bí cho động.
- Thạch nhũ kỳ ảo: Những khối thạch nhũ với hình thù kỳ dị, muôn hình vạn trạng là điểm nhấn ấn tượng, khơi gợi trí tưởng tượng của du khách.
- Cửa thông thiên: Hai “cửa thông thiên” ở cuối động, nơi ánh sáng le lói chiếu xuống, càng làm tăng thêm vẻ huyền ảo cho không gian.
Hồ Âm Ty (Ảnh: Sưu tầm)
Chùa Tam Thanh trước đây là nơi thờ tự của Đạo giáo, thờ Tam Thanh (Thượng Thanh, Thái Thanh, Ngọc Thanh). Về sau, do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, dần dần Phật giáo và thờ thánh được đưa vào ngôi chùa này để thờ tự. Nơi đây gây được sự ấn tượng cho du khách với lối kiến trúc nằm trong lòng hang động vô cùng độc đáo, mang đến sự huyền bí, linh thiêng riêng biệt cho ngôi chùa.
Khám phá chùa Tam Thanh (Ảnh: Sưu tầm)
Điểm đặc trưng nổi bật của chùa Tam Thanh – ngôi chùa nổi nhất xứ Lạng này là có một tượng phật được tạc nổi từ vách đá trong hang động, có từ thế kỷ 15. Tượng Phật màu trắng với đường nét mềm mại, theo thế đứng trong hình lá bồ đề đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều du khách.
Tượng Phật khắc trên đá (Ảnh: Sưu tầm)
Chùa Tam Thanh còn có nhiều di tích văn hóa, lịch sử khác như kỳ thi sách và các tài sản của tổ tiên. Đặc biệt, chùa còn là nơi thờ cả Khổng Tử và Lão Tử – hai vị hiền triết của Nho giáo và Lão giáo. Đây là điểm độc đáo hiếm có ở các ngôi chùa khác. Bên cạnh đó, bạn còn được thưởng thức những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp của động Tam Thanh.
Những điểm nhấn ấn tượng tại chùa Tam Thanh:
- Tượng Phật A Di Đà: Nổi bật giữa không gian linh thiêng là pho tượng Phật A Di Đà cao 202 cm, được tạc nổi trên vách động. Với tạo hình ấn tượng mang đậm phong cách nghệ thuật thời Lê - Mạc (thế kỷ 16, 17), pho tượng này là một tác phẩm điêu khắc quý giá.
- Thơ khắc trên vách động: Vách động còn lưu giữ bài thơ của danh nhân Ngô Thì Sỹ, khắc khi ông giữ chức đốc trấn Lạng Sơn, góp phần tạo nên giá trị văn hóa lịch sử cho di tích.
- Hệ thống bia đá: Nhiều bia đá cổ với giá trị lịch sử văn hóa vẫn được bảo tồn nguyên vẹn trong động Tam Thanh.
Hệ thống bia đá có giá trị văn hóa lịch sử còn được lưu lại (Ảnh: Sưu tầm)
Tham khảo: Tour Đền Bắc Lệ - Đền Mẫu Đồng Đăng - Chùa Tam Thanh - Chợ Đông Kinh 1 ngày từ Hà Nội
Nếu đến xứ Lạng vào dịp đầu xuân, bạn đừng quên tham dự Lễ hội chùa Tam Thanh được tổ chức vào ngày 15 tháng 1 hàng năm, thu hút một lượng lớn du khách thập phương. Trong lễ hội, nhiều tập tục văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng các dân tộc thiểu số vùng cao sẽ được tái hiện một cách đầy đủ và trọn vẹn nhất. Bạn sẽ có cơ hội tham gia các trò chơi dân gian, cùng tìm hiểu nét văn hóa của người dân nơi đây.
Không gian lễ hội bên trong chùa Tam Thanh (Ảnh: Sưu tầm)
Lễ hội đền Tam Thanh ở Lạng Sơn là lễ hội truyền thống nổi tiếng trên địa bàn tỉnh, hàng năm thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan và du lịch, khám phá nét đẹp của lễ hội nơi đây. Lễ hội được diễn ra với hình thức là lễ rước danh nhân Ngô Thì Sĩ từ chùa Tam Giáo (Động Số) về chùa Tam Thanh (động Tam Thanh). Kiệu rước sẽ được vận chuyển qua các trục đường chính của thành phố Lạng Sơn như Tam Thanh, Tô Thị. Người dân nơi đây sẽ chuẩn bị những lễ vật trang trọng để chào đón, dâng kính đoàn rước đi qua.
Lễ rước thẻ ở chùa Tam Thanh Lạng Sơn cũng là một trong những nét văn hóa tâm linh quan trọng của người Lạng Sơn. Với những nhịp trống sôi động kết hợp với những điệu múa lân uyển chuyển đã tạo nên một không khí lễ hội vào ngày Tết vô cùng sôi động, vui tươi, thu hút người dân và du khách thập phương đến tham quan để dâng hương, cầu may đầu năm.
- Lên kế hoạch du lịch Lạng Sơn cũng như tham quan chùa Tam Thanh từ sớm. Tranh thủ đặt vé máy bay, khách sạn để hưởng được mức giá tốt nhất.
- Xin phép ban quản lý chùa trước khi quay phim hoặc chụp hình để có được sự hướng dẫn tốt nhất. Việc này không chỉ thể hiện sự tôn trọng mà còn giúp du khách tạo ra những tác phẩm có giá trị và ý nghĩa hơn.
- Bạn có thể lựa chọn thưởng thức các món ngon đặc sản Lạng Sơn gần chùa hoặc tại nhà hàng Tam Thanh gần đó.
- Chùa là chốn linh thiêng, vì thế nên giữ phép lịch sự, văn minh, tránh ăn nói quá to, cười giỡn.
- Có ý thức trong việc bảo vệ môi trường và các di vật trong chùa.
Sự bí ẩn kì diệu thêm vào đó là vẻ đẹp của chùa động Tam Thanh Lạng Sơn nơi sơn cước sẽ khiến mọi người mãn nhãn và cảm thấy thanh tịnh trong lòng trút bỏ phiền muộn. Hãy cùng PYS Travel lên đường khám phá vẻ đẹp chùa Tam Thanh xứ Lạng ngay thôi!
Tham khảo tour du lịch đang HOT của PYS Travel:
Chùm tour Du xuân - Lễ chùa đầu năm 2025
Tour du lịch Du xuân năm mới 2025
Bản Quyền Hình Ảnh:
PYS Travel luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ về tác phẩm nhiếp ảnh, ảnh chụp của các cá nhân và tổ chức. Chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực liên hệ với tất cả các tác giả có ảnh được sử dụng để xin sự cho phép sử dụng ảnh. Nếu có sự sơ suất hay thiếu sót nào, chúng tôi xin được gửi lời xin lỗi tới các tác giả, chủ sở hữu hình ảnh. Các anh/chị cũng vui lòng gửi phản hồi lại cho PYS Travel: https://pystravel.vn/ban-quyen-hinh-anh
Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn