Bỏ túi ngay kinh nghiệm du lịch Tràng An - Bái Đính 1 ngày

14:27 15/01/2025


Bỏ túi ngay kinh nghiệm du lịch Tràng An - Bái Đính 1 ngày

Bạn đang lên kế hoạch ghé thăm chùa Bái Đính nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Hãy theo chân PYS Travel để cùng khám phá kinh nghiệm đi chùa Bái Đính chi tiết nhất và gợi ý một vài điều mới mẻ cho chuyến du xuân đầu năm của bạn.

Trong bài viết này, PYS Travel sẽ chia sẻ tất tần tật kinh nghiệm đi chùa Bái Đính dành cho những bạn quan tâm, muốn đi du lịch nhưng lại không có nhiều thời gian chuẩn bị. Bài viết sẽ hướng dẫn chi tiết và gợi ý một vài điều mới mẻ cho chuyến du xuân đầu năm của bạn trở nên trọn vẹn và ý nghĩa hơn bao giờ hết.

1. Chùa Bái Đính ở đâu?

Chùa Bái Đính nằm ở cửa ngõ phía Tây khu di tích cố dô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh - Gia Viễn - Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15km, cách Hà Nội 95km. Chùa Bái Đính nằm ở phía Bắc của quần thể di sản thế giới Tràng An. Ngôi chùa cách TP. Ninh Bình khoảng 18km và cách Hà Nội khoảng 100km, là điểm đến tâm linh và văn hóa nổi bật của Việt Nam. 

Chùa Bái Đính không chỉ sở hữu không gian kiến trúc ấn tượng mà còn nắm giữ nhiều kỷ lục đáng tự hào như: Chùa có tượng Phật dát vàng lớn nhất Châu Á, Hành lang La Hán dài nhất Châu Á, Tháp Xá Lợi Phật cao nhất Châu Á và Tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á. 

Toàn cảnh chùa Bái Đính

Toàn cảnh chùa Bái Đính (Ảnh:  Sưu tầm)

2. Kinh nghiệm đi chùa Bái Đính 

2.1. Thời điểm lý tưởng để đi chùa Bái Đính 

Theo kinh nghiệm du lịch Bái Đính, bạn có thể du lịch tham quan Bái Đính vào tất cả các mùa trong năm. Bởi là một tỉnh ở phía Bắc, 4 mùa đều có thời tiết đặc trưng. Bạn có thể lựa chọn thời gian thời điểm tùy thích theo lịch trình kế hoạch cá nhân mà không lo Tràng An - Bái Đính không có gì thiết đãi.

Tuy nhiên, thời điểm đẹp nhất để đi là từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Khi tiết trời vào xuân, trời không quá nóng cũng không quá lạnh. Du khách có thể kết hợp du lịch, du xuân, lễ chùa cầu may ở chùa Bái Đính, vừa ghé thăm các địa điểm nổi bật khác tại Ninh Bình. 

2.2. Phương tiện di chuyển đến chùa Bái Đính 

Khoảng cách từ Hà Nội đến Ninh Bình gần 100km, nằm trên trục đường giao thông chính Bắc - Nam, nơi có QL1A, 10, 12A, 12B và cả đường sắt Bắc Nam. Bạn có thể lựa chọn về Ninh Bình thông qua nhiều phương tiện khác nhau như tàu hỏa, xe khách, ô tô riêng, xe máy.

Đi tàu hỏa

Bạn có thể lựa chọn di chuyển du lịch Ninh Bình bằng tàu hỏa rồi về đó thuê xe máy, hoặc đi taxi đến các điểm du lịch. Bởi các điểm du lịch nằm khá sát nhau cũng thuận tiết cho việc di chuyển và chi phí. Vé tàu có giá từ 80.000 VNĐ - 120.000 VNĐ

Đi bằng xe khách

Xe khách về Ninh Bình cũng khá nhiều. Bạn có thể vào các bến phía Nam, Giáp Bát, Nước Ngầm, hoặc Mỹ Đình. Hiện nay, có các tuyến VIP chạy Limousine rất đảm bảo và an toàn, thời gian chỉ khoảng 1h20 phút.

Đi bằng xe máy, ô tô riêng

Trường hợp đi bằng phương tiện cá nhân, từ Hà Nội, bạn theo đường Giải Phóng, qua bến xe Giáp Bát, rẽ vào cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Từ đó bạn đi hướng Phủ Lý là tới Ninh Bình. Thời gian di chuyển không quá 90 phút. Sau khi đến thành phố Ninh Bình, bạn có thể thuê xe máy để di chuyển tới các điểm du lịch. Giá thuê xe máy tại Ninh Bình sẽ giao động từ 130.000VNĐ - 150.000VNĐ thủ tục nhanh gọn, giao trả xe tận nơi.

2.3. Giá vé tham quan chùa Bái Đính

Giá vé du lịch Bái Đính: để lên Bái Đính bạn sẽ phải gửi xe ở bãi xe khá xa khoảng 3 km. Vì vậy, để tiết kiệm sức bạn nên đi xe điện.

  - Dịch vụ xe điện: 30.000 VNĐ/người/lượt

  - Tham quan Bảo tháp: 50.000 VNĐ/người/lượt.

  - Gửi xe máy: 10.000 VNĐ

Chùa Bái Đính lên đèn. Ảnh The Beauty of Ninh Bình

2.4. Các điểm tham quan đặc sắc khi du lịch chùa Bái Đính 

Chùa Bái Đính chia làm 2 khu là khu chùa Bái Đính cổ và khu chùa Bái Đính mới. Chùa Bái Đính cổ nổi tiếng với nhiều di tích lâu đời và kiến trúc đặc sắc như đền thờ thánh Nguyễn, đền thờ Cao Sơn, Giếng Ngọc, hang sang, động tối.

2.4.1. Khu chùa Cổ

Giếng ngọc

Giếng Ngọc nổi bật với diện tích 6.000m², đường kính 30m, độ sâu 10m và mực nước duy trì ở mức 6-7m. Bao quanh giếng là bốn lầu bát giác mang đậm phong cách kiến trúc Phật giáo. Giếng Ngọc được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác nhận là “Ngôi chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam”.

Động thờ Tổ sư

Động thờ Tổ sư thờ 02 pho tượng là: Đạt Ma Tổ sư và một vị Tổ sư của Việt Nam (hiện chưa rõ danh tính).

Động thờ Phật

Động thờ Phật có chiều dài 25m cao 2m. Trước cửa động thờ 2 pho tượng Hộ Pháp bằng đồng là ngài Khuyến Thiện và ngài Trừng Ác. Chính giữa của động tôn thờ Tam Bảo. 

Động thờ Mẫu

Bên trái cửa động treo quả chuông nặng 300kg và có khắc 8 chữ là: “Mẫu - Nghi - Thiên - Hạ / Xuân - Hạ - Thu -  Đông”.

Thánh Cao Sơn

Theo truyền thuyết, Thánh Cao Sơn là một vị tướng của Vua Hùng (Tản Viên là anh cả, Cao Sơn là anh thứ hai, Quý Minh Đại Vương là thứ ba). Tương truyền rằng, lệnh bài người cầm trước ngực là do vua Hùng ban cho những cánh quân đi về núi Bái Đính để trấn giữ 99 ngọn núi.

2.4.2. Khu chùa mới 

Cổng Tam Quan

Về mặt kiến trúc, Tam quan được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ, để xây dựng tam quan, đã sử dụng khoảng 550 tấn gỗ tròn. Tam quan có lối kiến trúc kiểu chồng giường, cao 16,5m, rộng 13m, dài 32m. ở giữa Tam Quan có 4 cây cột trụ, mỗi cây cao khoảng 14m nặng 10 tấn. 

Cổng Tam quan của chùa Bái Đính

Cổng Tam quan chùa Bái Đính (Ảnh: qr.chuabaidinh.com.vn)

Vào Tam quan, bên phải có đặt đức hộ pháp, bên trái đặt thờ đức hộ pháp Trừng ác. Cả hai vị đều ngồi trên linh vật sư tử, mang ý nghĩa: lấy nền tảng của trí tuệ để hành đạo, hướng con người tới chân - thiện - mỹ. Bên trên tam quan có hình tượng bánh xe luân hồi, biểu tượng sự chuyển vần không ngừng của phật pháp, của trời đất. Ở giữa có chữ Vạn, tượng trưng cho trí tuệ và lòng từ bi, quảng đại của đức Phật. 

Hành lang La Hán

Hành lang La Hán dài 3km được xác lập là Hành lang La Hán dài nhất Châu Á. Dọc hai hành lang tả, hữu đặt 500 pho tượng La Hán, mỗi tượng cao khoảng 2.5m và nặng khoảng 4 tấn, chất liệu bằng đá, do các nghệ nhân làng nghề đá Ninh Vân (Hoa Lư) chế tác. Đây là 500 vị đệ tử đầu tiên của nhà Phật, mỗi người được tạc một tư thế khác nhau, không ai giống ai.

Đi dọc hành lang La Hán của chùa Bái Đính

Đi dọc hành lang La Hán (Ảnh: ) 

Tháp Chuông

Tháp chuông có chiều cao 18,25m, đường kính 17m, được xây dựng bằng bê tông sơn màu gỗ, theo lối kiến trúc gác chuông cổ hình bát giác, 03 tầng với 24 mái đao cong vút mang dáng dấp là một bông hoa sen cách điệu. Trên Tháp chuông treo một quả chuông nặng 36 tấn, đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam cấp bằng xác nhận là “Đại Hồng chung lớn nhất Việt Nam”. 

Tham quan Tháp Chuông chùa Bái Đính

(Ảnh: ok 

Điện Quán Âm

Điện Quán Âm được xây dựng hoàn toàn bằng 900 m3 gỗ. Trong gian chính của điện tôn thờ tượng Phật Quán Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn, bằng đồng dát vàng, có chiều cao 10 mét, nặng 90 tấn đồng do các nghệ nhân ở huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định đúc. Bên phải của Điện là tượng Đại Thế Chí Bồ Tát; bên trái của Điện là tượng Quán Thế Âm Bồ Tát. 

Điện Giáo Chủ

Điện Giáo Chủ có diện tích gần 2000m2, cao 30m được xây dựng bằng bê tông sơn màu gỗ. Điện Giáo Chủ là nơi thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - người sáng lập ra đạo Phật. Tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được đúc bằng đồng nguyên khối dát vàng, cao 10m, nặng 100 tấn. Đây là pho tượng được Trung tâm sách xác lập kỷ lục Việt Nam cấp bằng xác nhận “Pho tượng Thích Ca bằng đồng dát vàng lớn nhất Việt Nam”.

Điện Giáo Chủ chùa Bái Đính

Dừng chân tham quan Điện Giáo Chủ (Ảnh: Báo Ninh Bình)

Điện Tam Thế

Điện Tam Thế là ngôi điện cao nhất trong khu Du lịch Văn hóa Tâm linh chùa Bái Đính, được xây dựng bằng bê tông sơn màu gỗ, có chiều cao 35m, gồm có 02 tầng: tầng trên là ngôi điện thờ Tam Thế Phật; tầng dưới là khu trưng bày hiện vật, văn hoá phẩm Phật giáo và Tịnh Tâm Chay. 

Tham quan điện Tam Thế khi đi Chùa Bái Đính

Tham quan Điện Tam Thế chùa Bái Đính (Ảnh: Sưu tầm)

Tượng Phật Di Lặc

Tượng Phật Di Lặc được đúc bằng đồng nguyên khối, cao 10m, nặng 80 tấn. Tượng được xác lập kỷ lục “Pho tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á”. Phật Di Lặc là biểu tượng của hạnh phúc và an lạc. 

Tham quan tượng phật di lặc khi đi chùa Bái Đính

Tượng Phật Di Lặc (Ảnh: Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Ninh Bình) 

Bảo tháp 

Một địa điểm luôn thu hút khá đông khách du lịch khi đến thăm chùa Bái Đính là Bảo Tháp cao 13 tầng, nơi bảo tồn xá lợi Phật, cung nghinh từ Ấn Độ và Miến Điện. Đây được coi là Bảo tháp cao nhất Đông Nam Á. Khi đứng trên tầng cao nhất của Bảo Tháp, du khách sẽ được tận hưởng tầm nhìn toàn cảnh, bao quát toàn bộ khuôn viên chùa Bái Đính. 

Tham quan Bảo Tháp khi đi chùa Bái Đính

Tham quan Bảo Tháp (Ảnh: Sưu tầm)

2.5. Ăn gì khi du lịch chùa Bái Đính  

Thưởng ngoạn, lễ Phật xong chớ bỏ lỡ những món ngon tại đây. Từ kinh nghiệm đi chùa Bái Đính, dưới đây là những món ăn đặc sản du khách không thể bỏ lỡ:

Cơm cháy

Là đặc sản nổi tiếng nhất Ninh Bình, cơm cháy luôn là list nhắc đến đầu tiên những món ăn bạn nên thử khi đến đây. Cơm cháy đặc biệt từ cách chiên cho đến phần nước sốt đi kèm, giòn bùi béo nhưng lâu bị ngán.

Thịt dê

Thịt dê là 1 trong những món nhất định phải ăn khi đến Ninh Bình. Thịt dê được chế biến vô vàn nhiều cách như: tái dê, dê hấp, dê nướng, nem dê… thịt dê mềm mềm, lại được khéo léo chế biến với các gia vị đặc trưng, ăn đến đâu là nhớ ngay đến đó.

Thưởng thức đặc sản thịt dê khi đi chùa Bái Đính

Xôi trứng kiến

Đúng với cái tên, xôi trứng kiến được nấu từ trứng của loài kiến nâu, có nhiều ở vùng núi đá vôi lởm chởm thuộc huyện Nho Quan. Mùa trứng kiến không nhiều, chủ yếu vào tháng 2 âm lịch nên nếu có cơ hội hãy đến thưởng thức ngay.  Xôi dẻo thơm quyện với trứng béo bùi bùi cùng hành khô phi thơm lừng là món ăn đặc biệt khiến bạn sẽ nhớ mãi.

Gói cá nhệch

Ở Ninh Bình, bạn có thể thưởng thức món này ở nhiều nơi. Cá được chọn làm gỏi phải là những con cá tươi ngon, được sơ chế và tẩm ướp thật khéo léo để làm hết mùi tanh, tạo nên hương vị đặc biệt, hòa lẫn với vị bùi của gạo nếp rang, vị chua của dấm, vị cay của gừng,tiêu, sả, ớt trong nước chấm.

Ốc núi

Loại ốc này thường chỉ có ở khu vực núi đá vôi thuộc thị xã Tam Điệp, Yên Mô, Nho Quan vào mùa mưa. Thịt ốc núi khác biệt bởi độ dai, giòn, ngọt, khi được chế biến thành các món như hấp gừng, xào sả ớt,...hòa lẫn với gia vị lại càng trở nên ngon hơn. Vì vậy, hãy thưởng thức ngay khi có cơ hội bởi loại ốc này chỉ vào mùa mới có.

Mắm tép Gia Viễn

Mang đậm hương vị cổ truyền với màu mắm tép đỏ tươi, sánh vừa và có vị ngọt thơm đặc trưng. Dù kết hợp với món nào, hương vị đậm đà, thơm ngon của mắm tép Gia Viễn chắc chắn sẽ làm hài lòng mọi thực khách.

2.6. Lưu ý khi đi chùa Bái Đính 

Chuẩn bị  

- Trang phục: Nên chú ý mặc quần áo gọn gàng, chỉnh chu, nhẹ nhàng vì tham quan cảnh chùa Bái Đính cần giữ đúng lễ nghi. Mùa xuân nên mặc áo khoác mỏng nhẹ vì tiết trời còn nơi lạnh. Mùa hè nhớ phải mang mũ nón vì thời tiết sẽ nắng nóng. 

- Giày di chuyển: Tốt nhất là nên lựa chọn những đôi giày thể thao thoải mái, sandals, vì hành trình vãn cảnh chùa sẽ mất nhiều thời gian, sẽ đau chân nếu bạn đi giày cao gót.

Hành vi ứng xử 

Không nói cười lớn tiếng nơi tôn nghiêm và giữ gìn vệ sinh môi trường, có hành vi ứng xử đúng mực, trang nghiêm. Có thái độ bảo vệ các điểm di tích và công trình kiến trúc lịch sử, văn hóa khi tham quan chùa Bái Đính. 

 

Di chuyển

- Nếu đi xe máy bạn nhớ mang đầy đủ: giấy tờ tùy thân (giấy phép lái xe và giấy tờ). Nhớ xin danh sách cửa hàng sửa xe dọc đường phòng khi có sự cố.

- Khi đi chùa thì bạn nên mang theo bản đồ để tránh lạc đường trong quá trình di chuyển bởi chùa Bái Đính có diện tích tương đối rộng.

Tham khảo tour đi chùa Bái Đính của PYS Travel: 

Tour chùa Bái Đính - Tràng An - Hang Múa 1 ngày từ Hà Nội - Du Xuân 2025

3. Khám phá các địa điểm du lịch gần chùa Bái Đính

3.1. Tràng An

Tràng An là một khu du lịch sinh thái nằm trong Quần thể di sản thế giới Tràng An. Nơi đây đã được chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng và UNESCO công nhận là di sản thế giới kéo từ năm 2014.Tràng An được ví như một “Hạ Long trên cạn” với vẻ đẹp tráng lệ được tạo nên bởi hệ thống núi đá muôn hình vạn trạng, các hang động và thung lũng hoang sơ. Vẻ hài hòa của đá, nước, rừng cây và bầu trời ở Tràng An tạo nên một thế giới tự nhiên sống động đầy quyến rũ. Nơi đây còn là nơi bảo tồn và chứa đựng nhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi, các di chỉ khảo cổ học và các di tích lịch sử văn hóa đặc sắc.

Du thuyền Tràng An Bái Đính

Đi thuyền ngắm cảnh ở danh thắng Tràng An (Ảnh: )

 

3.2. Khu di tích Cố đô Hoa Lư

Cố Đô Hoa Lư Ninh Bình được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa kép đầu tiên và duy nhất tại Đông Nam Á vào năm 2014, được nhà nước xếp hạng là quần thể kiến trúc, di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt quan trọng cần được gìn giữ. Với lịch sử hơn 1000 năm, Cố Đô Hoa Lư là nơi ghi dấu nhiều sự kiện quan trọng trong hành trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Tham quan di tích cố đô Hoa Lư khi đi chùa Bái Đính

Cố đô Hoa Lư (Ảnh: Đài phát thanh và truyền hình Ninh Bình) 

3.3. Hang Múa 

Hang Múa mang đặc điểm địa chất, địa mạo đặc trưng của vùng núi đá vôi có tuổi đời lên đến hàng triệu năm. Điểm nhấn của khu du lịch Hang Múa là núi Múa và các công trình có kiến trúc độc đáo. Nơi đây cũng là điểm dừng chân lý tưởng mà nhiều du khách tìm tới để tham quan chụp ảnh. 

Tham quan Hang Múa khi đi chùa Bái Đính

Tham quan và chụp ảnh Hang Múa (Ảnh: Sưu tầm)

3.4. Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động

Cách trung tâm thành phố Ninh Bình chỉ 7km, khu du lịch Tam Cốc – Bích Động, thuộc vùng non nước Hoa Lư, là điểm đến không thể bỏ qua. Ngồi trên chiếc thuyền nan, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ thú của ba hang động nổi tiếng: hang Cả, hang Hai, và hang Ba, cùng những câu chuyện lịch sử đầy hấp dẫn gắn liền với vùng đất này.

Đến Tam Cốc Bích Động khi du lịch chùa Bái Đính

Tam Cốc Bích Động (Ảnh:)

3.5. Phố cổ Hoa Lư 

Phố cổ Hoa Lư được lấy ý tưởng từ văn hóa truyền thống của Đại Việt trong những năm thế kỷ thứ X, tái hiện và phục dựng những nét đẹp của kiến trúc và văn hóa xưa. Tại đây, du khách sẽ được đắm mình trong không gian phố đi bộ rực rỡ với sắc màu lung linh của đèn lồng, trải nghiệm ẩm thực đặc sắc, mua sắm những món đồ thủ công tinh tế và thưởng thức các chương trình nghệ thuật độc đáo.

Ghé Phố cổ Hoa Lư khi đi chùa Bái Đính

Phố cổ Hoa Lư (Ảnh: Báo Nhân dân)

KB: Trên đây là những kinh nghiệm du lịch chùa Bái Đính cho du khách khi ghé thăm nơi đây. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp chuyến du xuân đầu năm của bạn thêm trọn vẹn và ý nghĩa. Nếu cần hỗ trợ hoặc muốn tìm hiểu thêm về lịch trình chi tiết, đừng ngần ngại liên hệ PYS Travel, chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn!

Tham khảo tour đi chùa Bái Đính của PYS Travel: 

Tour chùa Bái Đính - Tràng An - Hang Múa 1 ngày từ Hà Nội - Du Xuân 2025

Tham khảo tour du xuân đang HOT của PYS Travel: 

Chùm tour Du xuân - Lễ chùa đầu năm 2025

Tour du lịch Du xuân đầu năm mới 2025 

Bản Quyền Hình Ảnh: 

PYS Travel luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ về tác phẩm nhiếp ảnh, ảnh chụp của các cá nhân và tổ chức. Chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực liên hệ với tất cả các tác giả có ảnh được sử dụng để xin sự cho phép sử dụng ảnh. Nếu có sự sơ xuất hay thiếu sót nào, chúng tôi xin được gửi lời xin lỗi tới các tác giả, chủ sở hữu hình ảnh. Các anh/chị cũng vui lòng gửi phản hồi lại cho PYS Travel: https://pystravel.vn/ban-quyen-hinh-anh  

Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây

Đăng Ký Nhận Ưu Đãi

Mỗi ngày chúng tôi đều gửi đến khách hàng của mình những tin tức thú vị, những ưu đãi hấp dẫn